CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Invest Global 09:05 17/04/2025

(KTSG Online) - Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, đặt mục tiêu đến năm 2030 sản lượng điện đạt hơn 560 tỉ kWh, công suất cực đại gần

(KTSG Online) - Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, đặt mục tiêu đến năm 2030 sản lượng điện đạt hơn 560 tỉ kWh, công suất cực đại gần 100.000 MW. Tỷ lệ điện tái tạo (trừ thủy điện) dự kiến chiếm 28-36% vào năm 2030 và tăng lên 74-75% vào năm 2050.

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhânGiá điện mặt trời cao nhất gần 1.880 đồng/kWhĐiều chỉnh Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đạt ỷ lệ điện tái tạo (trừ thủy điện) là từ 28-36% vào năm 2030. Ảnh: H.P

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã ký phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), baochinhphu.vn đưa tin.

Quy hoạch mục tiêu đến năm 2030 đạt 500,4-557,8 tỉ kWh điện thương phẩm, 560,4-624,6 tỉ kWh điện sản xuất và nhập khẩu, công suất cực đại 89.655 – 99.934 MW. Đến năm 2050, các chỉ tiêu này lần lượt là 1.237,7-1.375,1 tỉ kWh, 1.360,1-1.511,1 tỉ kWh và 205.732-228.570 MW.

Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo (không bao gồm thủy điện) phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 28-36% vào năm 2030 và 74-75% vào năm 2050.

Đặc biệt, đến 2030, 50% tòa nhà công sở và hộ dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Quy hoạch tập trung phát triển lưới điện thông minh, tích hợp hiệu quả năng lượng tái tạo quy mô lớn, đồng thời tăng cường liên kết với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia để đảm bảo cung cấp điện ổn định.

Quy hoạch dự kiến công suất điện gió đạt 26.066-38.029 MW vào năm 2030, với mục tiêu xuất khẩu điện tái tạo sang Singapore, Malaysia và các đối tác khu vực. Đến 2035, công suất xuất khẩu điện có thể đạt 5.000-10.000 MW.

Về thủy điện, công suất dự kiến đạt 33.294-34.667 MW vào 2030, hướng tới 40.624 MW vào 2050, với việc khai thác tối đa nhưng bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Cùng với đó, điện sinh khối, điện rác và các nguồn năng lượng mới khác như địa nhiệt cũng được khuyến khích phát triển để xử lý môi trường và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Năm 2030, tổng công suất nhóm nguồn này vào khoảng 3.009-4.881 MW và tăng lên hơn 9.000 MW đến năm 2050.

Đặc biệt, giai đoạn 2030-2035, sẽ đưa vào vận hành hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 với quy mô 4.000 - 6.400 MW. Đến năm 2050, hệ thống có thể cần bổ sung 8.000 MW điện hạt nhân để đảm bảo ổn định.

Quy hoạch không bổ sung nhiệt điện than mới, chỉ tiếp tục các dự án đang triển khai và chuyển đổi sang sinh khối hoặc amoniac cho các nhà máy trên 20 năm. Các nhà máy quá 40 năm sẽ ngừng nếu không thể chuyển đổi.

Đối với điện khí, ưu tiên sử dụng khí trong nước và bổ sung LNG khi cần, đồng thời chuyển dần sang hydrogen khi công nghệ phát triển. Hệ thống lưu trữ điện sẽ được đầu tư mạnh, với mục tiêu công suất pin đạt 10.000-16.300 MW vào 2030 và gần 96.120 MW vào 2050.

Quy hoạch điện VIII ước tính tổng vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện truyền tải khoảng 136,3 tỉ đô la Mỹ giai đoạn 2026-2030 và cần thêm 130 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2031-2035. Từ 2036 đến 2050, Việt Nam cần đầu tư thêm 569,1 tỉ đô la Mỹ.

Tổng vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2026-2030 khoảng 136 tỉ đô la Mỹ, trung bình mỗi năm 27 tỉ đô la Mỹ, với 86% chi cho nguồn điện. Giai đoạn 2031-2050, tổng đầu tư khoảng 699 tỉ đô la Mỹ, trung bình mỗi năm 35 tỉ đô la Mỹ, đòi hỏi cơ chế và giải pháp đột phá để thu hút vốn.

Khung pháp lý