CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Đồng Tháp: Các ngân hàng huy động vốn đạt 69.330 tỷ đồng trong 9 tháng

Invest Global 09:57 01/10/2024

Đến ngày 20/9/2024, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp huy động vốn đạt 69.330 tỷ đồng, tăng 1.040 tỷ đồng so với đầu năm.

(TBTCO) - Đến ngày 20/9/2024, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp huy động vốn đạt 69.330 tỷ đồng, tăng 1.040 tỷ đồng so với đầu năm.

Đồng Tháp: Các ngân hàng huy động vốn đạt 69.330 tỷ đồng trong 9 tháng Ông Vương Trí Phong – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp.

Chiều ngày 30/9/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị đánh giá hoạt động quý III và 09 tháng năm 2024.

Theo báo cáo tại hội nghị, đến ngày 20/9/2024, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp huy động vốn đạt 69.330 tỷ đồng, so với quý trước tăng 1.331 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.040 tỷ đồng (tăng 1,5%).

Dư nợ đạt 112.674 tỷ đồng, tăng 4.804 tỷ đồng so với quý trước, tăng 5.841 tỷ đồng (tăng 5,5%) so với đầu năm. Nợ xấu là 1.481 tỷ đồng, chiếm 1,3%/tổng dư nợ.

Trong quý IV/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn đầu tư tín dụng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay thu mua lúa gạo vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025; nghiên cứu tham gia có hiệu quả Đề án 01 triệu hecta lúa chất lượng cao; tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế được tiếp cận vốn vay, góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen;…

Trong thời gian qua, chương trình “Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp” được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp triển khai thực hiện hiệu quả, thường xuyên thông tin các chính sách ưu đãi vay vốn tín dụng, tổ chức các hội nghị, hoạt động kết nối,… để khách hàng tiếp cận các chương trình tín dụng.

Qua đó, các ngân hàng đã tiếp nhận hơn 3.300 hồ sơ của khách hàng doanh nghiệp, thẩm định và giải quyết cho vay nhiều hồ sơ đủ điều kiện, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, hoạt động chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được các ngân hàng đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp như: phối hợp chi trả an sinh xã hội từ tiền mặt sang hình thức chuyển khoản; vận động cửa hàng, cơ sở kinh doanh hướng dẫn khách hàng ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt; phối hợp hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện “Mô hình chợ không dùng tiền mặt năm 2024”; …

Hoàng Dương

\ ' + sourceLink + ' \ \