CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Giá rẻ chưa chắc đã bán nhanh. Theo nhà đầu tư này, bản thân từng hạ giá tài sản nhiều lần để bán nhanh nhưng thất bại. Đặc biệt khi rao bán tài sản mà ép phí môi giới quá thấp sẽ rất khó bán hàng. Sau một vài lần rút kinh nghiệm, anh M đổi cách. Thay vì đưa ra một mức phí môi giới cố định - thấp, bên bán đưa ra mức giá "muốn thu về", phần chênh lệch bán ra để môi giới tự tính phí. Với cách này, môi giới sẽ có động lực, chủ động và nhiệt tình hơn trong việc rao bán tài sản.
Đăng nhiều chưa chắc có khách mua. Anh M cho hay, nhiều người nghĩ rằng, khi rao bán bất động sản gửi nhiều môi giới sẽ bán được nhanh. Thực tế không phải như vậy. Thay vì đăng nhiều thì biết cách "xuất hiện đúng lúc" sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Theo kinh nghiệm của nhà đầu tư này, khi đồng loạt gửi tài sản cho nhiều môi giới, họ sẽ không tập trung chạy cho sản phẩm. Bởi lẽ, họ nghĩ rằng, nếu bỏ chi phí chạy quảng cáo đăng tin cho sản phẩm rất có có thể môi giới khác sẽ bán được, vì đây không phải là sản phẩm độc quyền của họ. Vì thế, người bán nên tìm hiểu một môi giới bán tốt để gửi sản phẩm.
Anh M chia sẻ, có lần anh gửi bản sao sổ đỏ cho một môi giới nhưng người này không nhận và nói: "Khi nào có khách phù hợp, em sẽ liên hệ lại anh". Khi xem trang cá nhân của môi trường, anh M thấy không có thông tin đăng bán bất động sản, chỉ thấy hình ảnh giao lưu với đồng nghiệp. Tuy nhiên, sau khi bán được tài sản, anh M tìm hiểu và biết rằng môi giới này mỗi tháng đã hoàn thành nhiều giao dịch. Điều này cho thấy là không cần phải đăng nhiều, mà đôi khi chỉ cần đúng người và đúng thời điểm.
Có những điểm người này chê nhưng với người khác lại quý giá. Theo chia sẻ của anh M, trong đầu tư bất động sản có những chi tiết không lường trước được. Khách hàng và nhu cầu của họ là đa dạng. Anh từng bán căn nhà có lối đi chung với hàng xóm bên cạnh. Nhiều người khi vào xem nhà đều từ chối mua vì không riêng tư, rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, có khách vừa vào xem lại tỏ ra "mừng quýnh" vì nhà dạng này sẽ khiến họ yên tâm khi đi vắng sẽ có người trông giúp, không sợ trộm vào. Vì thế, trong việc mua bán bất động sản không nên vội kết luận căn nào xấu mà hiểu rõ hơn về nhu cầu của mỗi khách mua.
Không phải ai cầm tiền cũng là người quyết định cuối cùng. Kinh nghiệm của nhà đầu tư này cho thấy, trong mua bán bất động sản, người cầm tiền và người quyết định mua có thể là hai người khác nhau. Điều này khiến giao dịch thất bại. Anh M chia sẻ, anh từng bán bất động sản cho một người quen. Mọi thứ tưởng đã chốt xong vì giá cả đã thống nhất, người cầm tiền cũng ưng ý tài sản. Tuy nhiên, đến phút cuối, người quyết định lại không đồng ý, dẫn đến giao dịch đổ vỡ. Rõ ràng, người quyết định không phải lúc nào cũng là người trực tiếp thương lượng.
Có những hợp đồng cọc không đền bằng tiền mà đền bằng pháp lý. Đây là điều mà bên bên bán cần lưu ý. Theo anh M, có trường hợp bên mua đặt cọc nhưng điều khoản không ghi "đền cọc nếu vi phạm" mà là "bị tố cáo tội chiếm đoạt tài sản nếu phá cọc không lý do". Một kiểu ràng buộc tâm lý pháp lý rất mạnh. Vì thế trong giao dịch mua bán các bên cần lưu ý các điều khoản để không xảy ra rủi ro sau này.