CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Nhà đầu tư năng lượng xanh thu lợi từ cổ phiếu quốc phòng

Invest Global 09:07 24/04/2025

(KTSG Online) - Bền vững và quốc phòng có vẻ là hai lĩnh vực xa lạ với nhau nhưng thực tế, các khoáng sản hiếm cần thiết cho lĩnh vực năng lượng xanh cũng

(KTSG Online) - Bền vững và quốc phòng có vẻ là hai lĩnh vực xa lạ với nhau nhưng thực tế, các khoáng sản hiếm cần thiết cho lĩnh vực năng lượng xanh cũng là những thành phần không thể thiếu trong các hệ thống vũ khí như xe tăng, máy bay chiến đấu, tên lửa.

Đây cũng là lý do khi nhà đầu tư bền vững đang để mắt đến lĩnh vực không quốc phòng khi các căng thẳng địa chính trị dâng cao.

Ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc trỗi dậyXuất khẩu vũ khí của Mỹ lên mức cao kỷ lục 238 tỉ đô laNhà máy sản xuất xe tăng chiến đấu bộ binh Marder của công ty quốc phòng Rheinmetall ở thành phố Kassel, Đức. Ảnh: DPA

Theo dữ liệu của Morningstar Sustainalytics, các quỹ đầu tư theo tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG) ở châu Âu có tích hợp cổ phiếu quốc phòng đạt lợi nhuận ít nhất 10% trong năm nay tính cuối tháng Ba. Trong khi đó, các quỹ ESG không đầu tư cổ phiếu quốc phòng thường lỗ.

Ở châu Âu, cổ phiếu quốc phòng bứt phá ngoạn mục trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch đầu tư lớn cho quốc phòng do lo ngại chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ hoặc giảm cam kết an ninh với khu vực này.

Trong năm nay, giá cổ phiếu của tập đoàn công nghiệp quốc phòng Thales của Pháp tăng 82%, còn giá cổ phiếu của nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức tăng 136%, bất chấp thị trường chịu tác động từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động.

Có một lập luận lâu nay cho rằng, đầu tư vào quốc phòng không thể phù hợp với các giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, những người tham gia thị trường ở cả hai lĩnh vực đều cho biết việc bảo đảm nguồn cung năng lượng, khoáng sản và công nghệ dồi dào sẽ giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, từ đó tạo ra chuỗi cung ứng kiên cường hơn, có khả năng giảm thiểu các mối đe dọa mới.

Cả Mỹ và châu Âu đang định vị lại lý do đầu tư vào năng lượng tái tạo và khoáng sản. Đó là, không chỉ để giảm phát thải carbon mà còn để đảm bảo an ninh quốc gia, giảm phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang ráo riết tìm kiếm thỏa thuận khoáng sản ở Ukraine, châu Phi, thậm chí nhắm tới việc mua lại đảo Greenland, một quốc gia tự trị dồi dào khoáng sản thuộc Đan Mạch.

Olivia Lazard, nhà nghiên cứu về địa chính trị và quá trình chuyển đổi năng lượng của Carnegie Europe giải thích rằng, cuộc chiến ở Ukraine đã phơi bày nhiều điểm yếu của châu Âu về năng lượng và khoáng sản.

Ủy ban châu Âu gần đây đã công bố danh sách 47 địa điểm khoáng sản nằm trong biên giới EU được coi là có tầm quan trọng chiến lược. không chỉ phục vụ năng lượng xanh mà còn cho quốc phòng như magnesium và vonfram.

“An ninh của chúng ta phụ thuộc vào xe tăng, vũ khí hạt nhân nhưng chúng ta cũng cần năng lượng ổn định và giá cả phải chăng. Dù thế giới có nguy hiểm hơn hay không thì năng lượng tái tạo vẫn là cách nâng cao an ninh xã hội”, Laurie Laybourn, Giám đốc Sáng kiến Rủi ro khí hậu chiến lược (Anh) nói.

Theo Isabelle Dupraz, phó giám đốc của tổ chức tư vấn Sáng kiến ​​An ninh năng lượng châu Âu, lợi ích của khoáng sản ở châu Âu đã trở nên mạnh mẽ hơn nữa khi có lời kêu gọi tái vũ trang mới.

Trong một thế giới thay đổi chóng mặt với làn sóng thuế quan mới và sự phản đối các sáng kiến xanh, các công ty khởi nghiệp (startup) tập trung vào khí hậu đang chào đón các khách hàng mới đến từ lĩnh vực quốc phòng.

Các công ty khai thác khoáng sản hiếm từng tự hào cung cấp nguyên liệu cho turbine gió hay xe điện giờ đây đã trở thành “ngôi sao” trong ngành quốc phòng. Những nguyên tố như lithium, magnesium hay vonfram không chỉ cần cho năng lượng xanh mà còn là “xương sống” của chiến đấu cơ F35 và công nghệ tên lửa.

“Dù là xe điện, turbine gió hay hệ thống vũ khí thế hệ mới thì khoáng sản hiếm cũng là nền tảng cho kinh tế và an ninh quốc gia” CEO Nicholas Myers, CEO của Phoenix Tailings một startup khai thác và chế biến khoáng sản hiếm từ chất thải khai thác mỏ (quặng đuôi) bang Massachusetts (Mỹ) nói và cho biết, nhu cầu đang bùng nổ, từ cả ngành xe điện lẫn quốc phòng.

Với việc Trung Quốc gần đây siết chặt xuất khẩu các khoáng sản quan trọng và đất hiếm trong bối cảnh căng với Mỹ leo thang, Myers cảnh báo, tính bền vững của chuỗi ứng không còn là lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để cạnh tranh trong thế kỷ 21.

Theo WSJ