CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Phòng chống virus SARS-CoV-2 dưới góc nhìn y học cổ truyền

Invest Global 23:37 10/09/2021

Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và nghiêm trọng ở nước ta, thì mọi đóng góp về quan điểm, kiến thức y học đối với việc phòng và chữa bệnh đều thu hút được sự quan tâm của người dân…

Mới đây, Dược sỹ Nguyễn Duy Như – Dược sỹ cao cấp Đại học Dược Hà Nội – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tuệ Linh, đóng góp một số ý kiến và đề nghị triển khai thí điểm việc phòng chống virus SARS-CoV-2 bằng các phương pháp y học cổ truyền. Đây đều là những việc làm đơn giản, dễ thực hành mà ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện mỗi ngày.

NHỮNG "CHỐT CHẶN" CẦN THIẾT
Trước tiên, chúng ta cần hiểu về các chốt chặn có thể ngăn virus gây hại cho cơ thể.

Chốt chặn đầu tiên: không để lây nhiễm. Virus chỉ gây bệnh khi bám được vào niêm mạc hô hấp, trong đó khoang mũi họng là nơi đầu tiên. Do vậy cần đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ thật tốt vùng mũi họng bằng khẩu trang đạt chuẩn và dùng đúng cách. Giữ khoảng cách và hạn chế tụ tập đông người.

Chốt chặn thứ hai: khi đã lây nhiễm không để Covid – 19 tấn công đến phổi. Khi virus đã bám được vào niêm mạc mũi họng thì cần có chốt chặn thứ 2 được thiết lập ngay nhằm làm giảm hoặc mất hoạt lực của virus ngay khi chúng vừa bám vào niêm mạc. Thường xuyên xịt rửa khoang mũi và súc họng thật kỹ nhiều lần bằng nước muối ấm (nồng độ 0,9% đến 1%) có thể giảm đáng kể số lượng hạt virus vừa được sinh ra tại đây.


Dược sĩ Nguyễn Duy Như, Tổng Giám đốcc Công ty TNHH Tuệ Linh

Người đã tìm, khôi phục và phát triển nhiều vùng trồng dược liệu trên khắp cả nước như: thất diệp nhất chi hoa, cà gai leo, xạ đen châu Âu chuẩn, sâm tố nữ…
Ngoài ra xông hơi với tinh dầu Sả chanh, Húng chanh, Quế hay Hương nhu… cũng có thể làm giảm tải lượng virus, nhất là vùng niêm mạc sâu bên trong, niêm mạc phế quản và phổi, nơi mà nước muối không tiếp cận được.

Chốt chặn thứ ba: khi SARS-CoV-2 đã tấn công phổi thì cần hạn chế thấp nhất tử vong. Khi virus đã xâm nhập sâu vào cơ thể thì hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ virus trong máu. Có thể coi hệ miễn dịch là chốt chặn cuối cùng của cơ thể chống lại virus. Do vậy tiêm vaccine là giải pháp tối quan trọng để trấn áp dịch bệnh và hạn chế nguy cơ tử vong.

Cần ưu tiên nguồn lực để chuẩn bị tốt thiết bị cứu chữa bệnh nhân nặng như máy thở, nguồn oxy, tăng cường bổ sung các đơn nguyên ICU, bổ sung thiết bị can thiệp ECMO… để làm giảm nguy cơ tử vong.

Qua những thông tin trên, có thể thấy chốt chặn thứ 2 là quan trọng nhất. Nó rẻ nhất và dễ thực hiện nhất. Điều này đặc biệt quan trọng vì chốt này nếu làm tốt sẽ chặn được các loại virus biến thể, điều mà cả thế giới đang lo lắng và theo dõi, rất có thể sẽ có biến thể kháng lại vaccine hiện tại.

XÂY DỰNG THÓI QUEN TỐT HÀNG NGÀY
Từ những thông tin trên, chúng ta cùng nhìn lại chiến lược chống dịch trong tình hình hiện nay. Đã có bằng chứng rõ rệt rằng biến thể Delta lây qua không khí như thuỷ đậu và cúm mùa. Ngoài khả năng lây lan mạnh thì biến chủng này cũng gắn kết mạnh hơn vào tế bào nên thời gian ủ bệnh ngắn, tấn công phổi nhanh nhờ tải lượng virus rất cao ở mũi họng.

Do vậy thay vì đuổi theo chúng thông qua việc truy vết bằng xét nghiệm diện rộng rồi cách ly, giãn cách, nên chăng chúng ta chống dịch theo hướng: Chấp nhận sống chung với SASR-CoV-2 và coi nó là một loại bệnh đặc hữu như cúm mùa, và mục tiêu duy nhất là giảm số người tử vong do bệnh này.

Như vậy cần cá nhân hóa việc chống dịch, biến mỗi nhà là một “pháo đài” chống dịch, mỗi người dân là một “chiến sĩ chống dịch”.

Trên quan điểm của y học cổ truyền cũng như y học hiện đại, trong thời gian chờ tiêm đủ vaccine, người dân có thể  thực hiện thật tốt các phương pháp sau cũng có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và diễn tiến nặng, từ đó giảm gánh nặng cho ngành y tế.

Rửa mũi họng thường xuyên mỗi ngày bằng nước muối sinh lý (0,9%). 
Pha khoảng 9 đến 10 gam muối tinh (2 thìa cà phê) với 1 lít nước sạch. Khi dùng thì cho vào lò vi sóng quay ấm khoảng 40 độ. Súc họng cần ngửa cổ súc thật kỹ và sâu trong cổ họng rồi nhổ ra, rửa mũi thì dùng nước đó bơm vào mũi bên nọ cho chảy ra bên kia. Ngày rửa 2 lần sáng và tối.

Mỗi khi tiếp xúc với người lạ cần rửa ngay mũi họng như trên càng sớm càng tốt. Với người đang dương tính thì cách 1 - 2 giờ lại thực hiện việc trên để rửa sạch các virus mới vừa được tạo ra nằm trên bề mặt niêm mạc.

Nên chăng chúng ta chấp nhận sống chung với SASR-CoV-2 và coi nó là một loại bệnh đặc hữu như cúm mùa. Như vậy cần cá nhân hóa việc chống dịch, biến mỗi nhà là một “pháo đài” chống dịch, mỗi người dân là một “chiến sĩ chống dịch”.
Khoang mũi là nơi chứa nồng độ virus cao nhất, cao hơn nhiều dưới họng, nên rửa mũi rất quan trọng và cần thiết…Việc rửa mũi họng mỗi ngày hoặc ngay sau khi tiếp xúc người lạ sẽ gần như ngay lập tức xoá sổ lượng virus chẳng may bám vào niêm mạc, từ đó hạn chế suất hiện trường hợp F0 mới nên sẽ giảm nguồn lây.

Mỗi tuần xông hơi ít nhất một lần. 
Dùng 500g Sả chanh tươi kết hợp lá Hương nhu, lá Bưởi (nếu có) cho vào nồi đun sôi. Lấy ghế nhỏ ngồi quay mặt về hướng bốc hơi của nồi nước rồi trùm chăn để xông từ 5 đến 10 phút. Nếu có điều kiện nên mua tinh dầu Sả chanh, Quế, Tràm nguyên chất sẽ tốt và tiện lợi hơn.

Người dương tính chưa có dấu hiệu khó thở nên xông ngày 1 đến 2 lần cho đến khi test âm tính. Với người đang dương tính và có dấu hiệu khó thở, suy hô hấp, người đang sốt, nhịp tim cao, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch cần thận trọng khi xông toàn thân. Khi đó chỉ cần xông vùng mặt để tinh dầu và hơi nóng vào sâu trong mũi họng là được.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Ăn nhiều thực phẩm tạo năng lượng và có tính ôn ấm cơ thể (bò, dê, gà, trứng, cá…) kết hợp các gia vị cay nóng như hành, gừng, tiêu, tỏi, tía tô, quế, hồi. Hạn chế ăn thực phẩm có tính hàn như vịt, ngan, ốc, ếch...

Đông y cho rằng bị cảm cúm là do nhiễm hàn lạnh. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ giảm miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng sinh các hạt virus, nhất là virus cúm. Vì vậy các dược liệu có tính cay ấm như Quế, Hồi, Thảo quả, Độc hoạt, Địa liền, Xuyên khung, hạt Dổi… rất thích hợp giúp cơ thể chống lại SARS-CoV-2.

Tập thở sâu thành thói quen rất quan trọng và có thể cứu mạng trong tình trạng phổi bị tổn thương không trao đổi đủ oxy.
Thường xuyên tập thể dục
Ngày tập ít nhất 2 lần, mỗi lần 30 – 45 phút. Cần tập sao cho toàn thân nóng lên và toát mồ hôi sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh.

Tập thở sâu nhiều lần trong ngày
Mỗi sáng thức dậy còn chưa ra khỏi giường, khi ngồi thiền hoặc trước khi ngủ đều có thể tập thở sâu được. Mỗi lần thực hiện ít nhất 20 chu kỳ thở, càng nhiều chu kỳ thở càng tốt. Trong ngày càng luyện tập nhiều đợt càng tốt.

Tập thở sâu thành thói quen rất quan trọng và có thể cứu mạng trong tình trạng phổi bị tổn thương không trao đổi đủ oxy. Bình thường trong mỗi nhịp hít và thở chúng ta trao đổi được 500ml không khí, trong khí dung tích phổi có thể thực hiện được 4.500 đến 5. Điều đó cho thấy thông thường chúng ta chỉ sử dụng 10% khả năng trao đổi khí của phổi. Chỉ cần luyện tập để sử dụng đến 50% khả năng trao đổi khí của phổi thì khi phổi bị tổn thương nặng cơ thể vẫn có thể vượt qua.