CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Invest Global 09:42 27/03/2024

(KTSG Online) - Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu.

(KTSG Online) – Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ sẽ bị bác.

Các quỹ gia đình châu Á muốn gia tăng danh mục tài sản sốSingapore: Quỹ gia đình bị nghi ngờ “rửa tiền”Quỹ gia đình sẽ là nguồn vốn mới cho thị trường Việt NamSingapore dành nhiều ưu đãi cho các quỹ gia đình trong nỗ lực cạnh tranh với Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính khu vực. Nhưng từ tháng 1-2024, chính phủ bắt đầu thẳng tay bác các đơn xin thành lâp quỹ đình tại đây. Ảnh: Nikkei Asia

Quỹ gia đình hay văn phòng gia đình (family office) là quỹ, được lập ra để quản lý công việc kinh doanh, tài sản của một gia đình hay gia tộc. Quỹ này cũng có thể làm dịch vụ quản lý tài sản cho các gia đình khác.

Rút thời hạn trả lời còn một tháng

Trước đây, MAS chưa bao giờ từ chối bất cứ đơn mở quỹ nào, nhưng thời gian chờ đợi ít nhất là 12 tháng và có khi kéo dài đến 18 tháng hoặc 24 tháng. Nhưng vụ rửa tiền ở Singapore bị phát hiện tháng 10-2023 đã buộc MAS phải đưa ra thời hạn tối đa là một tháng. Từ tháng 1-2024, MAS đã bắt đầu thẳng thừng bác bỏ đơn.

Người phát ngôn MAS nói với Nikkei Asia: “MAS đã yêu cầu người nộp đơn trả lời các truy vấn trong vòng một tháng để quá trình xử lý đơn đăng ký có thể được hoàn thành nhanh hơn. Trường hợp người nộp đơn cần thêm thời gian để phản hồi, MAS sẽ xem xét yêu cầu gia hạn của đương đơn”.

Ít nhất ba nguồn tin đã khẳng định với Nikkei Asia rằng: Đầu tháng 3, MAS đã thông báo khung thời gian một tháng cho các quỹ nộp đơn xin ưu đãi thuế, thông qua các hãng kế toán và luật.

Nhiều quỹ đã chọn gửi đơn đăng ký cho MAS để đủ điều kiện được giảm thuế. Nhưng các văn phòng có thể chọn hoạt động ở Singapore mà không hưởng các ưu đãi này.

Có 1.400 quỹ đủ điều kiện nhận ưu đãi tính đến cuối năm ngoái, tăng 27% so với cuối năm 2022. Chương trình ưu đãi 13O bao gồm khấu trừ 100% thuế đối với các khoản đóng góp từ thiện ở nước ngoài, theo một số điều kiện nhất định. Để đủ điều kiện nhận ưu đãi 13O, các quỹ đủ ít nhất 20 triệu đô la Singapore tiền vốn và đầu tư 200.000 đô la Singapore vào các doanh nghiệp địa phương, cũng như tuyển dụng ít nhất hai chuyên gia địa phương. Những cá nhân giàu có được phép gửi tiền vào ngân hàng tư nhân ở Singapore mà không cần phải tham gia chương trình quỹ gia đình.

MAS siết chặt kiểm soát khi chính phủ Singapore tiếp tục điều tra vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử. Các đơn xin thành lập quỹ ở Singapore bị chậm trong nhiều tháng sau cuộc điều tra hồi năm ngoái.

Tháng 8-2023 cảnh sát Singapore đã bắt giữa 10 người từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia, Síp, Vanuatu, Dominica, St. Kitts & Navis liên quan đến vụ rửa tiền. Nhà chức trách đã tịch thu hoặc phong tỏa tài sản trị giá hơn 3 tỉ đô la Singapore (2,3 tỉ đô la Mỹ). Tiếp đó, tháng 10-2023 Quốc hội Singapore đã tiết lộ rằng một hoặc nhiều bị cáo vướng vào vụ rửa tiền có thể có liên quan đến các quỹ được ưu đãi thuế. Quốc hội cũng cho biết MAS sẽ xem lại các quy định quản lý đối với các quỹ và siết chặt quản lý khi cần thiết.

Hệ quả là sau đó, MAS đã từ chối hai đơn đăng ký thành lập quỹ có liên quan đến người Trung Quốc vào tháng 1-2024. Một người trong số này chỉ có hộ chiếu Trung Quốc, số còn lại có thêm hộ chiếu nước ngoài.

Gia tăng nỗ lực chống rửa tiền

Nhà chức trách Singapore đang giám sát chặt hơn với công dân Trung Quốc thành lập công ty quản lý quỹ ở Singapore trong năm nay. Đương đơn sẽ trả lời mọi câu hỏi, từ chuyện họ có bao nhiêu cuốn hộ chiếu đến chuyện họ có bị nhà chức trách Trung Quốc kiểm kê tài sản hay không…MAS nhấn mạnh đây là nỗ lực chống rửa tiền quốc tế tại Singapore.

Các nhà quan sát nói với Nikkei Asia rằng động thái siết chặt quản lý của MAS sẽ hữu ích trong việc thu hút các gia đình siêu giàu có, muốn sử dụng Singapore là địa điểm đế thành lập cơ quan quản lý tài sản, tăng thêm thu nhập một cách hợp pháp. Đây cũng là thông điệp mạnh mẽ về việc chống nạn rửa tiền.

Singapore đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển giao quyền lực, khi Thủ tướng Lý Hiển Long sắp lui về sau, nhường lại quyền điều hành nền kinh tế cho nhà lãnh đạo mới Lawrence Wong cuối năm nay. Đảo quốc này cũng tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11-2025.

Bất cứ động thái nào của chính phủ đương nhiệm cũng rất nhạy cảm. Phát biểu trước Quốc hội tháng 5-2023, Bộ trưởng Công thương Alvin Tan kiêm thành viên hội đồng quản trị của MAS khẳng định: “Các quỹ hầu như không có tác động gì đến thị trường nhà ở tư nhân ở Singapore. Bởi không có bất kỳ giao dịch bất động sản nhà ở nào là do các văn phòng này thực hiện trong suốt sáu năm qua”.

Tuy nhiên, Giáo sư tài chính Han Shen Lin tại Đại học New York ở Thượng Hải, cho rằng người dân Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển tài sản của họ sang Singapore như là cách đa dạng hóa tài sản, nhằm tránh rủi ro cao hơn tại môi trường nội địa.

“Mỹ và châu Âu đang cảnh giác với nguồn vốn từ Trung Quốc. Do đó, Singapore trở thành trung tâm hấp dẫn nhất. Việc rà soát đơn chặt chẽ hơn báo hiệu rằng các quỹ gia đình nói chung sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong tương lai”, Lin nói với Nikkei Asia.

Quốc tế