CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tín dụng có thể tăng 13-14% vào năm sau?

Invest Global 15:04 08/12/2021

Việc nới lỏng giãn cách xã hội đã cho phép hoạt động kinh doanh phục hồi từ quý IV và thúc đẩy tín dụng.

Việc nới lỏng giãn cách xã hội đã cho phép hoạt động kinh doanh phục hồi từ quý IV và thúc đẩy tín dụng.

Việc nới lỏng giãn cách xã hội đã cho phép hoạt động kinh doanh phục hồi từ quý IV và thúc đẩy tín dụng.

photo1608338738447-16083387386261238928025 Ảnh: Internet.

Báo cáo ngành ngân hàng của CTCK VNDirect đề cập tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống kỳ vọng sẽ cải thiện trong quý IV và ít nhất đạt mức 12% cho cả năm 2021. Vì vậy, VNDirect tin rằng việc Việt Nam bình thường hóa từ tháng 10 kết hợp với các gói hỗ trợ hiện tại của Chính phủ và lãi suất cho vay thấp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và vay mới. Tín dụng toàn ngành kỳ vọng tăng 13-14% năm 2022. 

CTCK dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2022 đạt mức 13-14%, được hỗ trợ bởi ba yếu tố. Thứ nhất, hoạt động sản xuất và thương mại phục hồi mạnh nhờ sự gia tăng của nhu cầu trong và ngoài nước. Thứ hai là lãi suất cho vay thấp kích thích nhu cầu vay mua nhà. Cuối cùng là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn.

5457676dfdf-png-1638869116-3185-1638869188

Tính đến 25/11, tín dụng hệ thống tăng 10% so với đầu năm, tăng 2,2% chỉ sau gần hai tháng, so với mức tăng 1,5% trong quý III và cao hơn mức 8,4% trong cùng kỳ 2020. Việc nới lỏng giãn cách xã hội đã cho phép hoạt động kinh doanh phục hồi từ quý IV.

Trong 9 tháng, tín dụng tăng gần 8%, lên 9,9 triệu tỷ đồng, nhờ vào tăng tín dụng của ngành công nghiệp và thương mại. Tăng trưởng tín dụng của ngành công nghiệp và thương mại đã phục hồi lên 12,2% so với đầu năm và 10,5% so với đầu năm, sau mức tăng kém hơn của cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, tín dụng lĩnh vực xây dựng gần như đi ngang, chỉ tăng 0,5% so với đầu năm do giãn cách xã hội, gián đoạn chuỗi cung ứng vật tư và thiết bị, và việc tăng giá vật liệu kìm hãm việc thi công các công trình xây dựng trên toàn quốc.

Ba ngân hàng niêm yết có vốn nhà nước (SOCBs - BIDV, Vietcombank, VietinBank) chiếm 33,8% thị phần cho vay cả nước, ghi nhận tăng tín dụng 9,1% so với đầu năm tại cuối quý III, cao hơn mức trung bình hệ thống. Tổng dư nợ cho vay của 17 ngân hàng niêm yết, chiếm 65% tín dụng toàn hệ thống, tăng 9,5% so với đầu năm vào cuối 9 tháng từ mức tăng 8% vào cuối tháng 6, do áp dụng giãn cách xã hội trên toàn quốc đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, hạn chế hoạt động tín dụng. Trong 9 tháng, Techcombank, MB và Vietcombank ghi nhận mức tăng cho vay cao nhất lần lượt là 15,7%, 12,8% và 11,5%. 

(Theo NDH)