CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Xu thế thời đại, hướng tới nền kinh tế xanh

Invest Global 08:25 26/06/2024

Tại COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về lộ trình cắt bỏ nhiệt điện than, thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Trong đó, việc phát triển nhiệt điện khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) được kỳ vọng sẽ giúp ngành Điện giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than vốn đang chiếm tỉ lệ khá cao trong hệ thống hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh...

(TBTCO) - Tại COP26, Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về lộ trình cắt bỏ nhiệt điện than, thay thế bằng các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch. Trong đó, việc phát triển nhiệt điện khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) được kỳ vọng sẽ giúp ngành Điện giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than vốn đang chiếm tỉ lệ khá cao trong hệ thống hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh...

Xu thế thời đại, hướng tới nền kinh tế xanh Chủ tịch Tập đoàn Công Thanh Nguyễn Công Lý (thứ 3 từ phải sang) tại lễ ký kết hợp tác đầu tư dự án LNG Công Thanh - Thanh Hoá.

Phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net zero) vào năm 2050

Theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII), đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí sẽ chiếm tới 24,8% tổng công suất toàn hệ thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Do đó, phát triển điện khí là phù hợp với chủ trương của Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống và giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường, bù đắp thiếu hụt năng lượng cho hệ thống và đảm bảo đa dạng nguồn cung cấp nhiên liệu; đồng thời có nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, đảm bảo ổn định cung cấp điện cho hệ thống.

Phát triển điện khí LNG giúp tăng hiệu quả trong sản xuất điện, giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, giảm phát thải, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, vì LNG là dạng năng lượng có phát thải thấp, đang có xu hướng sử dụng rộng rãi, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia vào cam kết quốc tế giảm phát thải gây ô nhiễm sau Hội nghị COP21.

Việc xây dựng các dự án điện LNG từ nay đến năm 2035 là nhu cầu cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế đất nước song song với hiện thực hóa những cam kết của Việt Nam tại COP26 về việc phấn đấu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ (Net zero) vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này, nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) để phát điện chính là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2035.

Một trong những đơn vị tiên phong

Xu thế thời đại, hướng tới nền kinh tế xanh

Theo đại diện Tập đoàn Công Thanh, dự án Nhiệt điện Công Thanh có tổng mức đầu tư 2 tỷ USD sau khi chuyển đổi nhiên liệu sử dụng than sang khí LNG nhập khẩu với công suất 1.500MW, trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn tại xã Hải Yến, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá (vị trí hiện trạng của dự án Nhiệt điện Công Thanh). Sản lượng điện phát lên lưới trung bình hàng năm 9 tỷ kWh. Tổng diện tích sử dụng đất 197,3ha gồm khu vực Nhà máy chính 64ha (không tăng diện tích so với dự án Nhiệt điện Công Thanh), tuyến ống cấp thải nước làm mát và tuyến ống khí 15ha, khu vực kho cảng LNG 18,3ha, diện tích mặt nước cảng LNG 100ha. Nhiên liệu chính là LNG nhập khẩu, tiêu thụ khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn/năm. Công nghệ Tuabin khí chu trình hỗn hợp. Sử dụng nước biển làm mát. Phương án đấu nối dự kiến: Đấu nối về TBA 500kV Hưng Yên (trong trường hợp tiến độ của TBA 500kV Hưng Yên phù hợp với tiến độ dự án) hoặc đấu nối về TBA 500 kV Nam Hà Nội (trong trường hợp tiến độ của TBA 500kV Nam Hà Nội phù hợp với tiến độ dự án) hoặc đấu nối về TBA 500kV Long Biên. - Tổng mức đầu tư: Tăng từ 1,2 tỷ USD lên 2 tỷ USD.

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm.

Công điện yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương chỉ đạo quyết liệt việc lựa chọn nhà đầu tư, triển khai nhanh các dự án nguồn điện trong Quy hoạch, Kế hoạch điện VIII, bảo đảm kịp thời bổ sung nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải hằng năm.

Chủ tịch Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tập trung triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện được giao làm chủ đầu tư bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, đặc biệt, tập trung cao độ, triển khai nhanh nhất các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối, kịp thời có giải pháp tập trung sản xuất xong cột thép trước 30/4/2024 để thi công hoàn thành dựng cột trước ngày 31/5/2024, tổ chức kéo dây và đưa vào sử dụng trước ngày 30/6/2024; phấn đấu hoàn thành các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào trong tháng 5/2024 như Trạm cắt Đắk Oóc, đường dây 200 kV Nậm Sum – Nông Cống…

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện có trong Quy hoạch, Kế hoạch trên địa bàn. Đồng thời, triển khai sớm các dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực miền Bắc như các nhà máy LNG Nghi Sơn – Thanh Hóa, LNG Quỳnh Lập – Nghệ An; phấn đấu khởi công trong quý II/2025 và hoàn thành đóng điện trong năm 2027 các nhà máy: LNG Quảng Ninh, LNG Thái Bình.

Nguồn tài nguyên khí đốt phong phú

Việt Nam có nguồn tài nguyên khí đốt phong phú, trữ lượng khí đốt tự nhiên ước tính khoảng 900 tỷ m3; trữ lượng khí đồng hành với dầu mỏ khoảng 2.500 tỷ m3. Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hệ thống đường ống khí để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Một số dự án đường ống khí trọng điểm đã và đang được triển khai như: Chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn (Chuỗi dự án) là chuỗi khí điện có quy mô lớn tại Việt Nam; Chuỗi dự án LNG Thị Vải; 2 nhà máy điện khí LNG đảm bảo tiến độ phát điện thương mại (COD) Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 vào quý IV/2024 và Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 vào quý II/2025...

Môi trường kinh doanh