CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Trước khi xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm bằng các quá trình Peroxone phải keo tụ tiền xử lý nước thải thô để loại bỏ các chất rắn lơ lửng, bùn và loại bỏ một phần COD hòa tan, giảm tải cho quá trình oxy hóa nâng cao.
+ Kết quả xử lý COD trơ và độ màu nước thải dệt nhuộm trên hệ thống thiết bị Pilot Study bằng các quá trình Peroxone đã đạt yêu cầu của QCVN 13:2008 về các chỉ tiêu độ màu. Cần phải xử lý COD bằng quá trình sinh học để đạt quy chuẩn. Ở quy mô thử nghiệm cho kết quả tốt nhưng cần nghiên cứu thêm để có thể áp dụng ở quy mô lớn hơn.
+ Chất oxy hóa là ozone được sản xuất tại chỗ, không phải vận chuyển và lưu giữ. Các quá trình này tiến hành có hiệu quả trong điều kiện môi trường có pH = 7 - 9.
+ Hạn chế khi áp dụng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone là thiết bị tạo ozone có giá đắt, đặc biệt là các thiết bị công suất lớn, phải nhập ngoại nên khó khăn trong công tác sửa chữa khi có sự cố hư hỏng thiết bị. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng các quá trình oxy hóa nâng cao trên cơ sở ozone để xử lý nước thải công nghiệp dệt nhuộm phải xem xét điều kiện về kỹ thuật và tài chính.
+ Cần có nghiên cứu ứng dụng quá trình Catazone đồng thể để so sánh hiệu quả với quá trình Peroxone. Quá trình Catazone đồng thể với chất xúc tác nhôm Al3+ và sắt Fe2+ sẽ có hiệu quả kép là "oxy hóa/ keo tụ" nên chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn khi xử lý nước thải dệt nhuộm bằng quá trình Peroxone.