CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

438 lượt xem 10:04 09/08/2019
thỏa thuận

Thông số

Lĩnh vực:
Khu công nghiệp

Nội dung chi tiết

Đây là là khu kinh tế động lực, trung tâm trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có quy chế hoạt động riêng, được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ; phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới, gắn kết với hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

1. Khái quát:

 

Tên: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Địa điểm
Trụ sở chính: Khu I, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Thời điểm thành lập:
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là KKT cửa khẩu) . Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 08/02/2007 với quy mô 70.438 ha, gồm các xã: Saloong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Kan và thị trấn Plei Kần thuộc huyện Ngọc Hồi

 

2. Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y:

Loại hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Đa ngành hoặc chuyên ngành, ưu tiên thu hút đầu tư)

Đây là là khu kinh tế động lực, trung tâm trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có quy chế hoạt động riêng, được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ; phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới, gắn kết với hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu Quốc gia Campuchia, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu kinh tế đã được Thủ tướng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia phê duyệt quy hoạch tại tuyên bố Viêng Chăn ngày 24/11/2004 về việc thiết lập tam giác phát triển 3 nước Việt Nam- Lào - Campuchia;

- Là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Myanma. Có vị trí rất thuận lợi đối với giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của các nước.

Cụ thể như sau:

 - Là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Hiện nay các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đã và đang tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan qua cửa khầu quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; quốc lộ 16A từ PakSế đến Thị xã Attapư (Lào); cầu PăkSế qua sông Mê Kông (Lào - Thái Lan); đường 18B từ thị xã Attapư (Lào) đến cửa khẩu PhuCưa nối với Quốc Lộ 40 của Việt Nam; 

Tổng diện tích đất khu kinh tế cửa khẩu 70.438 ha

Quy mô sử dụng đất

Trong đó:

- Đất phát triển đô thị khoảng 18.704 ha, trong đó: Đất dân dụng khoảng 4.948 ha;

- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn khoảng 3.377 ha;

- Đất phát triển du lịch khoảng 18.836 ha;

- Đất xây dựng sân bay thương mại quốc tế khoảng 700ha

 3. Ví trị và hạ tầng giao thông vận tải Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

- Hệ thống giao thông đường bộ liên kết vùng từ Khu kinh tế cửa khẩu đi: (Lào) Attapư 110km; Chămpasak 250km; Ubon (Thái Lan) 340km ; Đà nẵng 250 km; Quảng Nam 250km; Quãng Ngãi 260km; Quy Nhơn 280km; Tp Hồ Chí Minh 697km.

- Giao thông đối ngoại: đến năm 2015 nâng cấp và mở rộng các quốc lộ 14, 40, 14C đối với các đoạn qua đô thị. Đến năm 2025 tổ chức các đường vành đai tránh các trung tâm đô thị, gồm các tuyến: vành đai phía Tây Nam,  phía Đông và Đông Nam có mặt cắt ngang đường từ 24 m đến 36 m; cải tạo các tuyến đường liên huyện từ Khu kinh tế đi các huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Sa Thầy đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;
+ Đường sắt: ( không)

+ Sân bay gần nhất (Sân bay Pleiku, Gia lai)

+ Cảng biển gần nhất quốc gia gần nhất : (không)

4. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (đường xá, điện, nước, viễn thông, hệ thống xử lý nước thải …)
* Hệ thống  giao thông:

- Đường trục chính giao thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, trong khu kinh tế cửa khẩu, có vai trò trung chuyển, kết nối các tỉnh Đông bắc Thái lan, Nam lào- Duyên hải Miền trung - Tây Nguyên. Đường NT 18, đường N5, Quốc lộ 14, đường vào khu công nghiệp có lộ giới 36m.
+ Giao thông nội bộ: Tổ chức mạng lưới giao thông nội thị, quảng trường đảm bảo tiêu chuẩn giao thông đô thị loại 2;
+ Hệ thống giao thông nông thôn được kết nối với giao thông đô thị và các tuyến giao thông liên vùng, đảm bảo xe cơ giới có thể đi đến tất cả các điểm dân cư tập trung theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi;
+ Xây dựng một số cầu qua sông Pô Kô, qua suối Đắk Long và các nút giao thông lập thể tại nơi giao cắt giữa đường chính đô thị với quốc lộ 14.

* Hệ thống cấp điện:
- Chỉ tiêu sử dụng điện: Điện sinh hoạt đô thị đến năm 2015 là 0,17 kw/người, đến năm 2025 là 0,34 kw/người; điện sinh hoạt nông thôn đến năm 2015 là 0,04 kw/người, đến năm 2025 là 0,12 kw/người; điện phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 100kw/ha.
- Tổng nhu cầu điện đến năm 2015 khoảng 45 MW; đến năm 2025 khoảng 130 MW.
- Nguồn điện: Trước mắt sử dụng nguồn điện từ trạm 110 KV ĐắkTô. Sau sử dụng nguồn điện từ nhà máy thủy điện Plei Krông hòa lưới điệ quốc gia và bổ sung thêm nguồn điện thương phẩm từ thủy điện Xê Ca Man của Lào.
* Cấp nước:
Sử dụng nguồn nước tại nhà máy cấp nước trong Khu kinh tế:
- Chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngày, đêm đối với khu đô thị; 60 lít/ người /ngày, đêm đối với khu vực nông thôn.
- Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015 khoảng 18.000 m3./ngày- đêm; đến năm 2025 khoảng 47.000  m3/ngày/đêm.
- Nguồn nước: sử dụng nguồn nước mặt của hồ Âu Cơ, Lạc Long Quân; ĐakHniu, hồ trung tâm và nước mặt sông Pô Kô; kết hợp bổ xung nguồn nước ngầm trong những tháng mùa khô theo phương án cấp nước tập trung.
* Hệ thống xử lý nước thải, chất thải vệ sinh môi trường:
- Nước mưa và nước bẩn được thiết kế theo cống thoát riêng và được xử lý trước khi thoát ra môi trường.
- Xử lý chất thải rắn: đến năm 2015 thu gom và xử lý khoảng 180 đến 200 tấn/ngày-đêm; đến năm 2025 khoảng 400 - 440 tấn/ngày/đêm.

5.  Chi phí đầu tư 

(Theo đơn giá của tỉnh, tính từng thời điểm cụ thể về đầu tư dự án)

Đất

Giá đất: 250.000đ/m2.

Thời hạn thuê: 50 đến tối đa không quá 70 năm 

Phương thức thanh toán: hàng năm.

Diện tích lô đất tối thiểu: 500  m2

Giá nước: 5.405 đ/ m3

Thu nhập bình quân của người lao động: 4.000.000 đ/người/tháng

Chi phí liên quan khác (vận chuyển container)

6. Thông tin nhà đầu tư

Tổng  số nhà đầu tư hiện hữu 

Tại KKTCK quốc tế Bờ Y: Có 27 dự án đầu tư kinh doanh đang hoạt động, vốn đăng ký 499,6 tỷ đồng, vốn thực hiện 478,9 tỷ đồng; 14 dự án đang triển khai XD, vốn đăng ký 419,2 tỷ đồng, vốn thực hiện 14,2 tỷ đồng; Có 13 dự án xây dựng văn phòng làm việc của các cơ quan, DN, trong đó: có 7 dự án đã đi vào hoạt động và 6 dự án đang triển khai.

7. Ngành nghề thu hút đầu tư 

+ Hoạt động đầu tư trong ngành Công nghiệp

+ Kêu gọi thu hút đấu về lĩnh Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Danh mục kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Khu kinh tế tại Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 09/03/2018 và Danh mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 22/11/2013.

528
dự án
58
follow

Liên hệ với người đăng