CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Thành phố Hà Nội mời gọi đầu tư

Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước

STT Tên dự án
#1 Sản xuất vắc xin cho chăn nuôi theo công nghệ saRNA

1. Thông tin chung

Vị trí địa lý:

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

Diện tích: 3.358,9 km2

Dân số: 8.053.663 người

Địa hình:

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
- Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
- Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

 Đơn vị hành chính:
+ 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã.
+ 584 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn  

 2. Cơ sở hạ tầng

2.1. Vị thế của Hà Nội

 - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó, các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu).

Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97 km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từ gần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêm đến xã Lệ Chi, Gia Lâm). Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa.

Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.

 2.2. Tiềm năng tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Tài nguyên khí hậu: Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng năm dưới 160 kcal/cm2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/cm2. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh. Nhiệt độ trung bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng 01dưới 180C và biên độ năm của nhiệt độ trên 120C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa toàn năm. Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất. Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới.

Tài nguyên nước mặt:  Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6 km/km2 (kể cả kênh mương). Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên. Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha. Có thể nói, hiếm có một Thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước khổng lồ chảy qua sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác sử dụng.

Tài nguyên đất: Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu. Tài nguyên sinh vật Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả. Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật

Tài nguyên du lịch: Hà Nội có trên 300 di tích được công nhận di tích lịch sử văn hoá (trong khoảng 2000 di tích trên địa bàn). Nhiều loại di tích có ý nghĩa lịch sử gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước (thành Cổ Loa, khu di tích Sóc Sơn…). Ngoài ra, Tiềm năng du lịch Hà Nội còn thể hiện ở các hoạt động văn hoá - văn nghệ dân gian, nghệ thuật múa rối nước là loại hình sân khấu dân tộc độc đáo hấp dẫn khách du lịch nước ngoài muốn tìm hiểu nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam…

Tài nguyên con người: Tháng 4/2019, theo cuộc điều tra dân số  Hà Nội có khoảng 8.053.663 triệu người; lực lương đã qua đào tạo vào khoảng 67,5%

Giao thông: Hoàn thành các công trình trọng điểm như Thông xe đường vành đai 2 đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy, nút giao thông trung tâm quận Long Biên, cầu vượt nút Bắc Hồng, thông xe đường vành đai 1 đoạn ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, nút giao đường Cổ Linh và đường đầu cầu Vĩnh Tuy. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ các công trình khác trên địa bàn như: tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn – ga Hà Nội. + Đường bộ: * Tên và số lượng đường Quốc lộ đi qua * Tên và số lượng đường Tỉnh lộ * Tầm nhìn đến năm 2030 + Đường sắt: * Tên và số lượng đường sắt Quốc gia chạy qua

Hệ thống điện: 
+ Có 54 trạm 110KV, 13 trạm 220KV
+ Giá điện, các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa: Thực hiện theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện

Hệ thống nước: 
+ Số nhà máy nước sạch: 4 doanh nghiệp cấp nước là: Công ty Nước sạch Hà Nội, Công ty CP đầu tư và kinh doanh nước sạch VIWACO, Công ty cấp nước Hà Đông và Công ty cấp nước Sơn Tây với tổng số 15 nhà máy sản xuất nước có công suất từ 20.000 m3/ngđ đến 100.000 m3/ngđ và 19 trạm cấp nước nhỏ có công suất từ 1.000 m3/ngđ đến 12.000 m3/ngđ. Với tổng công suất cấp nước tập trung khoảng 1.000.000 m3/ngđ cùng hệ thống đường ống cấp nước trên 3.000km (ống DN90-1200), hệ thống cấp nước Hà Nội thời kỳ này thực hiện cung cấp nước sạch cho khoảng 700.000 hộ dân và các cơ quan tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn (tương đương với số dân là 2.500.000 người) với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ bưu chính viễn thông hoàn thiện nhất trong cả nước. Với nhiều bưu cục và trạm thu phát, bưu chính viễn thông Hà Nội đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dân.

Hệ thống Khu công nghiệp: Hà Nội hiện có 14 KCN: Sài Đồng B (97ha), Thăng Long (302ha), Nội Bài (100ha), Hà Nội – Đài Tư (40ha), Nam Thăng Long (260 ha), Đông Anh (470 ha); Sóc Sơn (55 ha), Quang Minh (344 ha), Thạch Thất – Quôc Oai (155 ha), KCN công nghệ cao Sinh học (200 ha), Phú Nghĩa (670 ha), Bắc Thường Tín (112 ha), Bắc Thăng Long (302 ha), Sài Đồng A (420) .

Cơ cấu kinh tế: 

Năm 2017 2018 2019
Nông - Lâm - Thủy sản 2,17% 2.14% 1,99%
Công nghiệp – Xây dựng 21,7% 22.26% 22,69%
Dịch vụ 76,13% 75,6% 75,32%

Tốc độ tăng trưởng GDP:

Năm   2017 2018   2019
 GDP (tỷ đồng)  806.290  881.000  972.000
 Tốc độ tăng trưởng (%)  7,39  7,17  7,62

Thu hút đầu tư:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2018 - 2019:

- Số lượng doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài):
+ Năm 2018: 25.187 DN
+ Tỉnh đến tháng 11/2019: 25.553 DN

Thành phố Hà Nội
Vị trí Đồng bằng sông Hồng
Diện tích 3.358,9 km²
Dân số 8.053.663 người
GDP 41,85 tỷ USD
Thu nhập 5200 USD/người
Doanh nghiệp 208.304 doanh nghiệp
Vốn FDI 20,38 tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 68,80

 

Gửi liên hệ