CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
STT | Tên dự án |
---|---|
Chưa có dữ liệu. |
Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau: + Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng + Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên + Phía nam giáp tỉnh Thái Bình + Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
STT | Tên dự án |
---|---|
Chưa có dữ liệu. |
1. Thông tin chung
Vị trí địa lý: Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau: + Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng + Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên + Phía nam giáp tỉnh Thái Bình + Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
Diện tích: 1668,2
Dân số: Khoảng 1.774.480
Địa hình: Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Đơn vị hành chính: Hải Dương có Tổng cộng 265 xã, phường, thị trấn, thành phố với 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện gồm: Thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.
2. Cơ sở hạ tầng
Tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên sinh vật quan trọng nhất của tỉnh Hải Dương là rừng Chí Linh với diện tích 1300 ha, tập trung chủ yếu ở xă Hoàng Hoa Thám. Đây là kiểu rừng ẩm thường xanh ở đồi núi thấp. Thành phần loài ở rừng Chí Linh khá phong phú và đa dạng, bao gồm : 117 họ, 304 chi và 400 loài thực vật, (thí dụ như 103 loài cây cho gỗ như lát hoa, lim xanh, tán mật, 128 loài cây dược liệu, 9 loài thực vật quý hiếm, 13 loài cây làm cảnh…). Rừng Chí Linh còn có một số loài động vật quý hiếm : gà tiền mặt vàn
Tài nguyên du lịch: Hải Dương vốn là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Lịch sử của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa: danh thắng Côn Sơn, Kiếp Bạc, khu tưởng niệm danh nhân, nhà giáo Chu Văn An, khu tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh...
Tài nguyên con người: Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 1,1 triệu người, chiếm 63% dân số trong tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh
Giao thông: - Giao thông vận tải: + Về đường bộ: Có 7 Quốc lộ đi qua với tổng chiều dài là 176,26 km, cụ thể: QL 37, QL 38B, QL 17B, QL 5, QL 10, QL 18, QL 38; Có 18 tuyến đường Tỉnh lộ với chiều dài là 331,09 km, cụ thể: ĐT389, ĐT389B, ĐT390, ĐT390B, ĐT391, ĐT392, ĐT392B, ĐT392C, ĐT393, ĐT394, ĐT395, ĐT396, ĐT396B, ĐT398, ĐT398B, ĐT399, đường 62 m, đường đầu cầu Hàn. + Về đường sắt: có 3 tuyến đường sắt Quốc gia chạy qua với tổng chiều dài là 43,6km, gồm tuyến Hà Nội-Hải Phòng, tuyến Yên Viên- Phả L
Hệ thống điện: - Về nguồn điện: + Hiện tại tỉnh Hải Dương được cung cấp điện trực tiếp từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhà máy nhiệt điện Mạo Khê qua trạm 220kV Hải Dương 2. - Trạm biến áp 220KV: Có 3 trạm biến áp 220KV. - Các trạm biến áp 110KV: có 29 trạm biến áp 100KV sẽ đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, với chất lượng điện tốt cho các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Hải Dương. - Về giá bán điện: Giá bán điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo quy định về giá bán điện của Bộ Công Thương (biểu giá bán điện áp d
Hệ thống nước: Toàn tỉnh có 106 nhà máy cấp nước sạch có tổng công xuất cấp nước trên 250.000m3/ngày/đêm đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu cấp nước cho các khu công nghiệp và khu dân cư.
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.
Hệ thống Khu công nghiệp: Hải Dương có các KCN: Nam Sách (62,4 ha), Đại An (607,22 ha), Phúc Điền (100,6 ha), Tân Trường (311,9 ha), Việt Hòa - Kenmark (46,4 ha), Tàu Thủy - Lai Vu (212,89 ha), Phú Thái (72 ha), Cộng Hoà (357,03 ha), Lai Cách (132,4 ha), Cẩm Điền – Lương Điền (183,96 ha).
3. Hỗ trợ đầu tư
Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích: Nông nghiệp nông thôn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng (KCN, CCN, phòng thí nghiệm, phòng kiểm định chất lượng sản phẩm, giao thông, xử lý nước thải và rác thải,…)
Địa bàn ưu tiên, khuyến khích: Khu vực nông thôn.
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư Đối với các dự án trong KCN, CCN: Thực hiện theo Luật đầu tư năm 2015.
Đối với các dự án ngoài KCN, CCN: Thực hiện theo Luật đầu tư năm 2015.
Các văn bản pháp lý liên quan:
+ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
+ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước.
+ Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
+ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Danh mục ưu đãi theo Danh mục tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015).
+ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Danh mục địa bàn ưu đãi theo Danh mục tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015).
+ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) (Có sửa đổi, bổ sung điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế).
Vị trí | Đồng bằng sông Hồng |
Diện tích | 1.668,20 km2 |
Dân số | 1.892.254 người |
GRDP | tỷ USD |
Thu nhập | USD/người |
Doanh nghiệp | 17.438 doanh nghiệp |
Vốn FDI | tỷ USD |
Chỉ số PCI cấp tỉnh | 63,85 |