CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tỉnh Khánh Hòa mời gọi đầu tư

Khánh Hòa có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, du lịch, giao thương hàng hóa, thu hút đầu tư, chất xám, nguồn nhân lực và công nghệ. - Ở vị trí trung tâm các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. - Nằm trên trục giao thông Bắc Nam cả về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không; Cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phía Nam và thành phố Đà Nẵng 530 km về phía Bắc. - Đường biển của Khánh Hòa – Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế (thuận lợi phát triển cảng biển, tận tải hàng hóa

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Thông tin chung

Vị trí địa lý: Khánh Hòa có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, du lịch, giao thương hàng hóa, thu hút đầu tư, chất xám, nguồn nhân lực và công nghệ. - Ở vị trí trung tâm các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. - Nằm trên trục giao thông Bắc Nam cả về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không; Cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km về phía Nam và thành phố Đà Nẵng 530 km về phía Bắc. - Đường biển của Khánh Hòa – Việt Nam gần với tuyến hàng hải quốc tế (thuận lợi phát triển cảng biển, tận tải hàng hóa

Diện tích: 5.217,7

Dân số: Tỉnh Khánh Hòa có 1.

Địa hình: Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.

Đơn vị hành chính: có 9 đơn vị hành chính, 02 thành phố (Nha Trang, Cam Ranh), 01 thị xã (Ninh Hòa) và 06 huyện (Vạn Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa). Trong đó Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu

 

2. Cơ sở hạ tầng

Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên rừng: rừng hiện có của tỉnh là 214.035 ha. - Tài nguyên biển, mặt nước: Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn - Tài nguyên khoáng sản: than bùn, môlíp đen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granite - Tài nguyên du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu khảo, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo. - Tài nguyên khác: Yến

Tài nguyên du lịch: Khánh Hoà là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Đặc biệt có Vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, với các đảo lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài bờ biển tạo nên một quần thể du lịch đa dạng, liên hoàn. Với điều kiện địa lý, thiên nhiên rất thuận lợi cùng điều kiện cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, một tương lai không xa Nha Trang-Khánh Hòa sẽ trở hành một trung tâm du lịch-hội chợ-hội nghị, hội thảo tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Tài nguyên con người: Khánh Hoà có 42% dân số trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%. Cơ sở hạ tầng

Giao thông: Giao thông cận tải: + Đường bộ: Theo thống kê đến tháng 6/2016, mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tổng chiều dài khoảng 4342,75 km được phân bố tương đối hợp lý; trong đó, hệ thống quốc lộ dài 289,41km chiếm 6,66%, đường tỉnh dài 492,23km chiếm khoảng 11,33%. * Đối với hệ thống quốc lộ - Qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 06 tuyến quốc lộ, trong đó có 4 tuyến quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý gồm: + Đường quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh dài 152km đã được đầu tư mở rộng 20,5m

Hệ thống điện: có 13 trạm 110KV (2 trạm khách hàng đầu tư và 11 trạm do ngành điện đầu tư). Trạm 220kv có 01 trạm do ngành điện đầu tư Giá bán điện thực hiện theo Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014, Quyết định 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015.

Hệ thống nước: Hiện nay, tỉnh khánh Hòa có 33 nhà máy nước. Công suất: 210.000 m3¬ ngày/đêm. Đáp ứng khoảng 80% nhu cầu cho Khu công nghiệp và khu dân cư

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Khánh Hoà có mạng lưới viễn thông khá hoàn chỉnh, từ bưu điện trung tâm tỉnh đến Bưu điện các huyện, xã đã được trang bị các kỹ thuật hiện đại như: vi ba, cáp quang, . . . đảm bảo liên lạc thông suốt trong nước cũng như quốc tế

Hệ thống Khu công nghiệp: Khánh Hoà có 7 KCN là KCN Đắc Lộc (32,1 ha), KCN Diên Phú (43,8 ha), KCN Bắc Hòn Ông (39 ha), KCN Vạn Ninh (150 ha), KCN Suối Dầu (151 ha), KCN Ninh Thuỷ (206 ha), KCN Nam Cam Ranh (233 ha).

 

3. Hỗ trợ đầu tư

* Lĩnh vực xã hội hóa: 
- Miễn tiền thuê đất đối với các dự án thuộc các huyện, thị, thành phố, trừ địa bàn các phường thuộc thành phố Nha Trang.
- Miễn tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa theo Phụ lục 2 đầu tư trên địa bàn thành phố Nha Trang;
- Giảm 50% tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa theo Phụ lục 1 đầu tư trên địa bàn thành phố Nha Trang.
- Giảm 50% tiền thuê nhà hiện có của nhà nước để thực hiện dự án xã hội hóa. Giá cho thuê cơ sở hạ tầng do UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định từng trường hợp cụ thể.
(Chi tiết tham khảo Quyết định số 11/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa Ban hành Quy định chế độ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê nhà, cơ sở hạ tầng đối với dự án đầu tư công trình thuộc lĩnh vực: Giáo dục – Đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa; thể dục thể thao; môi trường; giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa).


A.NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

I. CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNGTIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao đượcưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ caođược khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ.

4. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệcao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và pháttriển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sảnphẩm công nghệ sinh học.

5. Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm,dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin theo quy địnhcủa pháp luật về công nghệ thông tin.

6. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượngtừ việc tiêu hủy chất thải.

7. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.

II. NÔNG NGHIỆP

1. Trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

3. Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, giống vậtnuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản.

4. Sản xuất, khai thác và tinh chế muối.

5. Đánh bắt hải sản xa bờ kết hợp ứng dụng các phương thức ngư cụ đánh bắt tiên tiến; dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng cơ sở đóngtàu cá và đóng tàu cá.

6. Dịch vụ cứu hộ trên biển.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾTCẤU HẠ TẦNG

1. Thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung.

2. Xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế.

3. Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấpthoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông;sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướngChính phủ quyết định.

4. Phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.

5. Đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh chợ tại vùng nôngthôn.

IV. VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂ THAO, Y TẾ

1. Xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.

2. Đầu tư kinh doanh cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

3. Nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinhhọc để sản xuất các loại thuốc mới.

4. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc chủ yếu, thuốcthiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dượcliệu, thuốc đông y; thuốc sắp hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan; ứng dụng côngnghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạttiêu chuẩn GMP quốc tế; sản xuất bao bì trực tiếp tiếp xúc với thuốc.

5. Đầu tư cơ sở sản xuất Methadone.

6. Đầu tư kinh doanh trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao và trung tâmđào tạo, huấn luyện thể thao cho người khuyết tật; xây dựng cơ sở thể thao cóthiết bị, phương tiện luyện tập và thi đấu đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấuquốc tế; cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao chuyên nghiệp.

7. Đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trịbệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, ngườikhuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa.

8. Đầu tư kinh doanh trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao độngxã hội; cơ sởcainghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá; cơ sở điều trị HIV/AIDS.

9. Đầu tư kinh doanh bảo tàng cấp quốc gia, nhà văn hóa dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trườngquay, cơ sở sản xuất phim, in tráng phim; nhà triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh; sảnxuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hóa dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật; cơ sở, làngnghề giới thiệu và phát triển các ngành nghề truyền thống.

B. NGÀNH, NGHỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

I.KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D).

3. Sản xuất phôi thép từ quặng sắt, thép cao cấp, hợp kim.

4. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.

5. Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

6. Sản xuất hóa dầu, hóa dược, hóa chất cơ bản, linh kiện nhựa- cao su kỹ thuật.

7. Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên(theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

8. Sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô, đóng tàu.

9. Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

10. Sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phụcvụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm,thiết bị tưới tiêu không thuộc Danh mục A Phụ lục này.

11. Sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng.

II. NÔNG NGHIỆP

1. Nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu; bảo hộ, bảotồn nguồn gen và những loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu.

2. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

3. Dịch vụ khoa học, kỹ thuật về gieo trồng, chăn nuôi, thủy sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

4. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ; bảo quản, chế biến gia cầm, gia súc tập trungcông nghiệp.

5. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụcông nghiệp chế biến.

6. Khai thác hải sản.

III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, XÂY DỰNG KẾTCẤU HẠ TẦNG

1. Xây dựng, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.

2. Xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; xây dựng ký túc xá sinhviên và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội; đầu tư xây dựng cáckhu đô thị chức năng (bao gồm nhà trẻ, trường học, bệnh viện) phục vụ công nhân.

3. Xử lý sự cố tràn dầu, khắc phục sự cố sạt lở núi, sạt lởđê, bờ sông, bờ biển, đập, hồ chứa và các sự cố môi trường khác; áp dụng côngnghệ giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.

4. Đầu tư kinh doanh trung tâm hội chợ triển lãm hàng hóa,trung tâm logistic, kho hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại.

IV. GIÁO DỤC, VĂN HÓA, XÃ HỘI, THỂTHAO, Y TẾ

1. Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập ở các bậc học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục nghề nghiệp.

2. Sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dượcphẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho người để phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.

3. Sản xuất nguyên liệu làm thuốc và thuốc bảo vệ thực vật,thuốc trừ sâu bệnh; phòng, chữa bệnh cho động vật, thủy sản.

4. Đầu tư cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá sinh khả dụngcủa thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểmnghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc.

5. Đầu tư nghiên cứu chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốcĐông y, thuốc cổ truyền và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc Đông y,thuốc cổ truyền.

6. Đầu tư kinh doanh trung tâm thể dục, thể thao, nhà tậpluyện, câu lạc bộ thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thểthao.

7. Đầu tư kinh doanh thư viện công cộng, rạp chiếu phim.

8. Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở dịch vụ hỏa táng, điện táng.

V. NGÀNH, NGHỀ KHÁC

 

1. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô

Tỉnh Khánh Hòa
Vị trí Duyên hải Nam Trung Bộ
Diện tích  5.137,8 km
Dân số 1.231.107 người
GRDP tỷ USD
Thu nhập USD/người
Doanh nghiệp  23.104 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 65,37

Gửi liên hệ