CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tỉnh Quảng Nam mời gọi đầu tư

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
- Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum.
- Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.
- Phía Đông giáp: Biển Đông

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Thông tin chung về tỉnh/thành phố

- Vị trí địa lý:

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A.

Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum.

Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.

 

Phía Đông giáp: Biển Đông

- Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474 ha.

- Địa hình:

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển

- Đơn vị hành chính:

Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn

- Dân số:

- Tài nguyên thiên nhiên:

Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.

Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.

Tháng Tư năm 2011 nhà chức trách tỉnh Quảng Nam cho thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao La (tiếng Anh: Saola Nature Reserve), mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa Lào và Việt Nam, nhất là loài sao la đang bị đe dọa.

Quảng Nam có hệ thống sông suối phát triển với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là có tiềm năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác [6]. Hiện nay tỉnh có các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng như NMTĐ A Vương (210 MW - Tây Giang), NMTĐ "Sông Boung 2" (100 MW), NMTĐ "Sông Boung 4" (220 MW), NMTĐ "Sông Giằng" (60 MW), NMTĐ "Đak Mi 1" (255 MW), NMTĐ "Đak Mi 4" (210 MW), NMTĐ "Sông Côn 2" (60 MW), NMTĐ "Sông Tranh 2" (135 MW).

- Khí hậu:

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.

2. Cơ sở hạ tầng

- Sân bay:

+ Tên; Cảng hàng không Chu Lai

- Sân bay Chu lai thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Sân bay nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai. Nhà ga hành khách được khởi công xây dựng: Ngày 22/2/2004; Chuyến bay thương mại đầu tiên: Ngày 22/3/2005. Sân bay Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam, với 3000 ha. Sân bay được khai thác hàng không dân dụng từ năm 2005. Hiện sân bay có: 01 nhà ga đón khách có công suất 0,75 triệu lượt khách/năm; đường cất hạ cánh có kích thước (3.048m x 45m); 01 nhà ga hàng hóa đang khai thác chung với nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn xây dựng là: 3.360m2; tính đến nay có 03 hãng hàng không nội địa đang khai thác đường bay tại đây là: Viêtnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar.

Quy hoạch đến 2030: Thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1526/QĐ-BGTVT ngày 19/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải.

Cảng biển, cảng sông:

+ Tên, số lượng cảng:

Tên: Cụm cảng Chu Lai – Kỳ Hà: Cụm cảng Chu Lai – Kỳ Hà là Cụm cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm các cảng sau:

1. Bến cảng Kỳ Hà là bến cảng tổng hợp, tiếp nhận tàu có trọng tải từ 7.000 đến 20.000 tấn. Cảng có bến chuyên dùng Xăng dầu, Gas tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 đến 3.000 tấn.

2. Bến cảng Tam Hiệp là bến cảng tổng hợp, có bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chu Lai, Núi Thành; tiếp nhận tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn.

+ Tầm nhìn đến năm 2030:

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển quy hoạch cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 và Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 và của Thủ tướng Chính phủ. Cảng biển Chu Lai sẽ được nghiên cứu thành cảng loại I (cảng quốc gia) là đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng. Nghiên cứu quy hoạch mở thêm luồng mới từ khu vực cửa lở kết nối vào các khu bến: Tam Hiệp, Kỳ Hà đảm bảo tiếp nhận tàu từ 03 vạn tấn đến 05 vạn tấn; quy hoạch phát triển thêm các bến cảng hàng hóa; trong đó, có các bến hàng hóa chuyên dùng như Gas, xăng dầu … và các bến vận tải phục vụ hành khách du lịch.

Hệ thống điện:

+ Có bao nhiêu trạm điện 110KV, 220KV

-         Trạm điện 110KV: 09 trạm;      - Trạm điện 220KV: 20 trạm

-         Trạm điện 35kV    : 19 trạm;     - Trạm điện 22kV    : 107 trạm

+ Giá điện, các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa như thế nào:

Thực hiện Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương Quy định về thực hiện giá bán điện.

Hệ thống cấp nước:

+ Có bao nhiêu nhà máy nước sạch: 04 Nhà máy

+ Công suất bao nhiêu m3/ngày: Gồm hệ thống 13 nhà máy cấp nước: - NMN Tam Hiệp: 9.000 m3/ngày  đêm (hồ Thái Xuân). Phạm vi phục vụ: Đô thị Núi Thành, một phần KCN Tam Hợp, KCN Trường Hải, KCN Bắc Chu Lai.

- NMN Tam Kỳ: 35.000 m3/ngày đêm; khai thác nước thô từ hồ Phú Ninh. Phạm vi phục vụ: Đô thị Tam Kỳ.

- NMN Tam Hiệp mở rộng: 15.000 m3/ngày đêm (hồ Phú Ninh), đang xây dựng.

- NMN BOO-Phú Ninh: 50.000 m3/ngày đêm (hồ Phú Ninh).

Nhà máy nước Hội An tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, TP Hội An; Công suất: 15.000 m3/ngày đêm

Nhà máy nước Núi Thành tại Thôn Thái Xuân, Thị trấn Núi Thành, Huyện Núi Thành; Công suất: 13.000 m3/ngày đêm

Nhà máy nước Điện Phước tại Thôn Nông Sơn 2, Xã Điện Phước, Huyện Điện Bàn; Công suất: 4.500 m3/ngày đêm

Nhà máy nước Duy Xuyên tại Thị trấn Nam Phước, Huyện Duy Xuyên; Công suất: 3.000 m3/ngày đêm

Nhà máy nước Thăng Bình tại Thị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình; Công suất: 5.000 m3/ngày đêm

Nhà máy nước  Khâm Đứcc tại Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn; Công suất: 2.000 m3/ngày đêm

Nhà máy nước Nam Giang tại Thị trấn Thạnh Mỹ, Huyện Nam Giang; Công suất: 1.000 m3/ngày đêm

Nhà máy nước Phú Ninh tại Thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; Công suất: 1.000 m3/ngày đêm,

- Nhà máy nước Điện nam Điện Ngọc tại KCN Điện Naqm Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn; Công suất: 5.000 m3/ngày đêm

+ Đáp ứng bao nhiêu % cho Khu công nghiệp, khu dân cư: 99%

- Hệ thống xử lý chất (nước) thải:

+ Đối với chất thải:

Số lượng nhà máy xử lý chất thải: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 03 bãi chôn lấp hợp vệ sinh xử lý tập trung và 01 nhà máy xử lý rác thải làm phân Compost với tổng công suất: 700 tấn/ngày;

- Chất thải nguy hại: 02 nhà máy xử lý CTNH:

+ Nhà máy tái chế dầu công nghiệp, dầu thải và tiêu hủy chất thải nguy hại của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng An Sinh tại xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc: Công suất cụ thể: Lò đốt CTNH FBE, công suất 500 kg/giờ; Hệ thống tái chế dầu thải, công suất 20 m3/ngày; Hệ thống hóa rắn, công suất 1.200kg/giờ); hệ thống súc rửa thùng phuy,công suất 200 kg/giờ; hệ thống tẩy rửa nhựa, kim loại dính dầu, hóa chất, công suất 500 kg/giờ; hệ thống phá dỡ, xử lý bản mạch và linh kiện điện tử, công suất 500 kg/giờ; hệ thống nghiền bóng đèn huỳnh quang thải, công suất 4 kg/giờ; hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải, công suất 125 kg/giờ; hệ thống xử lý nước thải và chất lỏng, công suất 50 m3/ngày đêm.

+ Nhà máy xử lý CTNH của Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam tại xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành: Công suất cụ thể: Lò đốt công suất 200 kg/giờ; hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải, công suất 160 kg/ngày; hệ thống phá dỡ ắc quy chì thải, công suất 300 kg/ngày.

*Đáp ứng 70 % cho Khu công nghiệp, khu dân cư.

+ Đối với nước thải:

Số lượng nhà máy và hệ thống xử lý nước thải: 06 hhệ thống

- Tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc: Nhà máy xử lý nước thải với công suất 5.000 m3/ngày- đêm đã và đang hoạt động ổn định, phục vụ tốt việc xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Nước thải sau xử lý tập trung đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động để theo dõi chất lượng nước thải thường xuyên 24/24 và truyền dẫn số liệu về các cơ quan quản lý theo quy định khi có yêu cầu kết nối.

- Tại KCN Đông Quế Sơn:  Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam (Chủ đầu tư KCN) xây dựng hoàn thành và chuẩn bị đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải với công suất 4.700 m3/ngày-đêm (Giai đoạn 1: 2.500 m3/ngày-đêm).

- Tại KCN Thuận Yên: trước đây là 230ha, nay đã được điều chỉnh xuống còn 150ha (phê duyệt tai Quyết đinh số 2981/QD-UBND ngày 17/8/2017). Nhà máy xử lý nước thải tập trung dự kiến  đầu tư xây dựng trong năm 2018 trên cơ sở có quy hoạch điều chỉnh KCN Thuận Yên

- KCN Bắc Chu Lai đã xây dựng nhà máy XLNT công suất 3.800m3/ngày đêm, đang vận hành 1.900m3/ngày đêm.

- KCN Tam Hiệp nhà máy XLNT 4.800m3/ngày đêm.

- KCN Trường Hải nhà máy XLNT công suất 1.600m3/ngày đêm.

- KCN Tam Thăng nhà máy XLNT công suất 28.000m3/ngày đêm.

- Ngoài ra các khu vực đô thị phát triển cũng đã và trong quá trình xây dựng như đô thị Tam Kỳ đang xây dựng khu XLNT công suất 8.000m3/ngày đêm. Đô thị Núi Thành đang chuẩn bị triển khai xây dựng nhà máy XLNT công suất 8.000m3/ngày đêm. KKTM Chu Lai triển khai dự án cải thiện môi trường đô thị Chu Lai - Núi Thành, xây dựng trạm xử lý nước thải 10.000m3/ngày đêm.

 

*Đáp ứng 60 % cho Khu công nghiệp, khu dân cư.

Tỉnh Quảng Nam
Vị trí Duyên hải Nam Trung Bộ
Diện tích  10.574,7 km
Dân số 1.495.812 người
GRDP 4,1332 tỷ USD
Thu nhập 2.852 USD/người
Doanh nghiệp  14.506 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 69.42

Gửi liên hệ