CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tỉnh Thái Nguyên mời gọi đầu tư

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, ở phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

STT Tên dự án
Chưa có dữ liệu.

1. Thông tin chung

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, ở phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

Diện tích: 3.534,4

Dân số: 1.127.430

Địa hình: Tương đối bằng phẳng, địa tầng địa chất ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Đơn vị hành chính: Có 01 thành phố (Thái Nguyên), 01 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).

 

2. Cơ sở hạ tầng

Tài nguyên thiên nhiên: Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên 356.282 ha. Đất Thái Nguyên thích hợp cho phát triển nông-lâm-nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại. Trữ lượng than của Thái Nguyên đứng thứ 2 trên cả nước với nhiều mỏ than đá và than mỡ tập trung ở 2 huyện Đại Từ và Phú Lương. Tỉnh còn có nhiều mỏ kim loại như sắt, titan, thiếc,…phục vụ phát triển các ngành luyện kim và khai khoáng.

Tài nguyên du lịch: Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo như hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, núi Văn, núi Võ; các bảo tàng văn hoá, lịch sử và các di tích kiến trúc nghệ thuật đình, đền, chùa, hang động như đình Phương Độ, hang Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, ATK Việt Bắc (khu ATK đã được Chính phủ đặt kế hoạch quy hoạch thành khu du lịch lịch sử quốc gia), đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn,…

Tài nguyên con người: Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của Thái Nguyên khoảng 665.000 nguời, chiếm 59% dân số. Đây là lợi thế lớn của tỉnh trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Giao thông: Hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh. Trong đó phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm các huyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnh lân cận. Ngoài ra, quốc lộ 37, 18, 259 cũng là những tuyến giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh thuận tiện, đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước như tuyến Hà Nội -

Hệ thống điện: Thái Nguyên là tỉnh có l¬ưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có l¬ưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và một số huyện có lư¬ới điện tương đối hoàn chỉnh.

Hệ thống nước: Tại Thành phố Thái Nguyên có Nhà máy nước Thái Nguyên công suất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho sinh hoạt và sản xuất của toàn thành phố. Trên địa bàn tỉnh còn có Nhà máy nước Thị xã Sông Công với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm cũng đảm bảo cho nhu cầu nước cho sự phát triển của Thị xã và Khu công nghiệp Sông Công, song về chất lượng nước sạch cần được nâng cao.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông toàn quốc và quốc tế. Với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba, tổng đài điện tử - kỹ thuật số đảm bảo đáp ứng được thông tin liên lạc trong toàn quốc và quốc tế.

Hệ thống Khu công nghiệp: Thái Nguyên hiện có 6 KCN là: KCN Sông Công I, KCN Sông Công II, KCN Quyết Thắng, KCN Nam Phổ Yên, KCN Tây Phổ Yên, KCN Điềm Thụy.

Tỉnh Thái Nguyên
Vị trí Đông Bắc Bộ
Diện tích  3,536,4 km
Dân số 1.286.151 người
GRDP tỷ USD
Thu nhập USD/người
Doanh nghiệp  9.873 doanh nghiệp
Vốn FDI  tỷ USD
Chỉ số PCI cấp tỉnh 67,71

Gửi liên hệ