CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
STT | Tên dự án |
---|---|
Chưa có dữ liệu. |
Tiền Giang vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh.
STT | Tên dự án |
---|---|
Chưa có dữ liệu. |
1. Thông tin chung
Vị trí địa lý: Tiền Giang vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; nằm trải dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh.
Diện tích: 2.510
Dân số: 1.765.962
Địa hình: Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, độ cao phổ biến từ 0.8-1.1m cao trình biến thiên nhỏ, từ 0-1.6m, độ dốc nhỏ hơn 1%. Nhìn chung toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng tuy nhiên có một số khu vực có địa hình trũng hoặc cao hơn khu vực xung quanh:
- Khu trũng thấp:
+ Khu trũng phía bắc đồng tháp mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước và một phần của huyện Cái Bè, Cai Lậy)
+ Khu vực giữa quốc lộ 1 và kinh chợ gạo, khu Gò Công từ phía Đông Kinh chợ Gạo đến biển
- Khu gò cao:
+ Khu đất cao ven sông Tiền kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo) có cao trình phổ biến từ 0.9-1.3 m
+ Khu vực huyện Cai Lậy, Cái Bè cặp tuyến QL.1 có cao trình > 1m.
Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp, thích hợp cho việc phát triển mạng lưới đường giao thông. Tuy nhiên, do Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL nên phần lớn diện tích đất của Tiền Giang là đất phù sa mới do vậy khả năng chịu lực công trình không cao, kinh phí xây dựng công trình cao.
Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Mỹ Tho), 1 thị xã (Gò Công) và 8 huyện (Cái Bè, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Tân Phú Đông).
2. Cơ sở hạ tầng
Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên rừng: Có 3 loại rừng chính là:
- Rừng ngập mặn ven biển: ở ven biển và gần cửa sông trên đất bùn mặn của bãi lầy ngập theo triều (huyện
Gò Công Đông) gồm: bần, mấm, đước, muống biển, cỏ lức...
- Rừng nước lợ ở vùng nước lợ ven sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền thường xuyên ngập triều: dừa nước, bần, ô rô, cóc kèn, mái dầm..
- Rừng vùng đất phèn hoang: gặp ở vùng Đồng Tháp Mười gồm : cỏ năng, cỏ mồm, bàng, tràm tái sinh...
+ Tài nguyên biển: Tiền Giang có 32 km bờ biển, nối dài từ huyện Gò Công Đông đến huyện Tân Phú Đông. Vùng biển ở Tiền Giang chứa nhiều tài nguyên phong phú, các loại hải sản đa dạng như: cua, sò, nghêu, cá...Tiền Giang có nghề cá dân gian và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển khá mạnh và vùng biển rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa lên TP.HCM.
+ Tài nguyên nước: Tiền Giang có 02 sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt ở khu vực phía tây và một phần khu vực phía đông của tỉnh, nhưng phải khai thác ở độ sâu khá lớn (từ 200-500m). Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng, góp phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đặc biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn...
+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản: chủ yếu gồm 3 loại là than bùn (tại các xã Phú Cường- Cai Lậy, Tân Hòa Tây và Hưng Thạnh- Tân Phước), than bùn nằm ở độ sâu từ 0.5-1m trữ lượng khoảng 5 triệu m3 trãi rộng trên diện tích gần 500 ha; sét dùng làm gốm sành, gạch ngói đã được phát hiện trong tỉnh dọc theo quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà Lâm - Cái Bè...trữ lượng khoảng 6 triệu m3 khi khai thác cần phải sử dụng các biện pháp cách ly sự ô nhiễm phèn và xử lý phèn từ lớp đất bên trên; cát trên sông Tiền dùng cho các công trình giao thông và xây dựng trữ lượng khoảng 93 triệu m3, khối lượng cho phép khai thác hàng năm 3-3.5 triệu m3
Tài nguyên du lịch: Với điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng của các vùng sinh thái khác nhau và với ưu thế về hệ thống sông rạch, cù lao trên sông...du lịch sinh thái gắn liền với tham quan di tích văn hóa, lịch sử đã và đang thu hút ngày càng tăng du khách trong và ngoài nước đến với Tiền Giang..quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đặt trong mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, đặc biệt gắn với tam giác du lịch Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đà Lạt.
Tài nguyên con người: Dân số Tiền Giang hơn 1,7 triệu người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 1.156.464 người (chiếm 72,9% dân số). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 613.683 người; lao động trong lĩnh vực công nghiệp 85.583 người; lao động trong lĩnh vực thương mại– dịch vụ 124.469 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 49.5%.
Giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh - đặc biệt là tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương vừa mới đưa vào vận hành đã giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách thời gian từ thành phố Mỹ tho đến thành phố Hồ Chí Minh..Mạng lưới đường thủy thuận lợi. Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ C
Hệ thống điện: Hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, cụ thể có các trạm điện như sau:
- Trạm 500 kV: 01 trạm, dung lượng 1x900 MVA.
- Trạm 220 kV: 02 trạm (04 máy biến áp), tổng dung lượng 750 MVA.
- Trạm 110 kV: 11 trạm (21 máy biến áp), tổng dung lượng 956 MVA.
- Trạm 22 kV: 12.119 máy biến áp, tổng dung lượng 1.320 MVA.
Giá điện thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương (hiện tại là Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện; Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện và Thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT).
Hệ thống nước: Lượng nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt 55.000m3/ngày đêm cho các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế.
3. Hỗ trợ đầu tư
- Đối với các dự án trong KCN, CCN: Theo luật quy định hiện hành
- Đối với các dự án ngoài KCN, CCN: Theo luật quy định hiện hành
Các văn bản pháp lý liên quan:
- Theo QĐ số 53/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành quy định về sử đổi, bổ sung một số điều của quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang.
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
3. Hỗ trợ đầu tư
- Đối với các dự án trong KCN, CCN: Theo luật quy định hiện hành
- Đối với các dự án ngoài KCN, CCN: Theo luật quy định hiện hành
Các văn bản pháp lý liên quan:
- Theo QĐ số 53/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành quy định về sử đổi, bổ sung một số điều của quy định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 10/12/2016 của UBND tỉnh Tiền Giang.
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
4. Thu hút đầu tư:
- Đầu tư trong nước:
+ Số lượng dự án: 17 (2018); 24 (2019)
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 1.543,37 (2018); 5.051,86 (2019)
+ Số lượng doanh nghiệp: 11 (2018); 3 (2019)
- Đầu tư nước ngoài:
+ Số lượng dự án: 11 (2018); 3 (2019
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 2.418,94 (2018); 8.046.3 (2019)
Vị trí | Đồng bằng sông Cửu Long |
Diện tích | 2.510,5 km2 |
Dân số | 1.764.185 người |
GRDP | 3,875 tỷ USD |
Thu nhập | 2.033 USD/người |
Doanh nghiệp | 2.194 doanh nghiệp |
Vốn FDI | tỷ USD |
Chỉ số PCI cấp tỉnh | 63,91 |