CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Vướng mắc về đối với lệ phí thẩm định thiết kế và dự toán

Invest Global 09:36 30/06/2020
Hỏi:
 
 
 Nội dung: Công trình Dân dụng. - Đối với lệ phí thẩm định thiết kế và dự toán: Theo số liệu tính thẩm định: Gxd/1,1 x 0,344% x 1,1; Trong đó tỷ lệ 0,344% dựa theo các quy định sau: - Chi phí thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật: 0,019%. Áp dụng Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016. - Chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng: Áp dụng Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 như sau: + Phí thẩm định thiết kế kỹ thuật: Loại công trình dân dụng 0,165%. + Phí thẩm định dự toán xây dựng: Loại công trình dân dụng 0,160%. Căn cứ theo Điều 55 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định Nội dung Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật bao gồm: 1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng. 2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ khoản 4 Điều 58 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng như sau: “4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng tại khoản 3 Điều 52 của Luật này thì nội dung thẩm định gồm: a) Đánh giá sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội; b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng cho công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; d) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình lân cận; đ) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán và khối lượng thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình; e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng”. Như vậy báo cáo kinh tế kỹ thuật là thiết kế một bước nhưng nội dung thẩm định bao gồm việc thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xây dựng công trình. Do đó Phòng có chức năng quản lý xây dựng thẩm định áp dụng hệ số thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật vào thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) cho công trình. =>>> Như vậy Đơn vị thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình có được thanh toán chi Phí thẩm định BCKTKT và Chi phí thẩm định TKBVTC&DT không.
 
12/11/2019
 
 
Trả lời:

 

 

1. Tại điểm a khoản 1 Điều 82 Luật xây dựng năm 2014 quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước”.

Như vậy, đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (thiết kế một bước), Luật Xây dựng năm 2014 không quy định thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.

2. Căn cứ Luật phí và lệ phí; Luật xây dựng, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).

Tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định: “a) Căn cứ xác định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu là tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức thu, cụ thể như sau:

 Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng = Tổng mức đầu tư
được phê duyệt
x Mức thu

Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm giữa các khoảng giá trị công trình ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:

       Nib - Nia

Nit  =  Nib  -  {  ----------------  x  ( Git  -  Gib )  }

       Gia - Gib

Trong đó mức thu theo tổng vốn đầu tư dự án được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này”.

 “d) Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước được xác định theo hướng dẫn tại điểm a khoản này”.

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 209/2016/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng là chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

Căn cứ các quy định nêu trên, việc thu phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với công trình quy mô nhỏ (thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 209/2016/TT-BTC nêu trên.

 

Nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính' hoặc 'www.mof.gov.vn'

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan