CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Bài cuối: Tăng tốc cho mục tiêu tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Invest Global 10:42 26/05/2023

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại (​​​TFP) thành công là sự khởi đầu tích cực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Tài chính nói chung và cơ quan hải quan nói riêng trong giai đoạn mới, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tạo thuận lợi thương mại thời gian tới.

(TBTCO) - Dự án Hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại (​​​TFP) thành công là sự khởi đầu tích cực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Tài chính nói chung và cơ quan hải quan nói riêng trong giai đoạn mới, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu tạo thuận lợi thương mại thời gian tới.

Bài cuối: Tăng tốc cho mục tiêu tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hoạt động nghiệp vụ của công chức Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Cục Hải quan Hà Nội). Ảnh: Châu Anh. Ứng dụng công nghệ mạnh mẽ

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra định hướng chủ yếu phát triển thương mại trong nước giai đoạn tới. Cụ thể, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; từng bước phát triển thương mại ổn định, bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Có thể nói, nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển thương mại Việt Nam. Trong đó, những bước cải cách của cơ quan hải quan nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu - một trong những động lực phát triển kinh tế cũng rất quan trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2030 đặt ra nhiều mục tiêu đối với Hải quan Việt Nam. Trong đó nổi bật là xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc chính phủ điện tử, chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bên cạnh đó, ngành Hải quan xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam…

Việc này nhằm tập trung hóa tối đa xử lý thủ tục hành chính, kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và đơn vị có liên quan tham gia chuỗi cung ứng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Kỳ vọng sự phối hợp hiệu quả hơn nữa

Để đạt mục tiêu chiến lược, ngành Hải quan sẽ tập trung vào trọng tâm là thực hiện hải quan số, hải quan thông minh trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước về hải quan đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý thực hiện chuyển đổi số toàn diện ngành Hải quan…

Chia sẻ về giải pháp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nêu các nội dung cụ thể cần thực hiện. Trước tiên là đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Hải quan theo định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, của Bộ Tài chính; tập trung thực hiện tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin xây dựng và thực hiện thành công hải quan số, hải quan thông minh.

Trong đó, hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan được xây dựng hiện đại, thông minh, đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan; hệ thống dịch vụ công điện tử, hướng tới dịch vụ công số thông minh, mức độ tự động hóa cao, tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia; hệ thống quản lý nội ngành hiện đại, tự động hóa các hoạt động quản lý, đồng bộ với việc triển khai mô hình hải quan số, hải quan thông minh...

Bên cạnh đó, ngành Hải quan chủ trì thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, với mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam sẽ có một hệ thống công nghệ thông tin để có thể thực hiện 100% thủ tục hành chính của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, ngành Hải quan xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hàng hóa xuất nhập khẩu để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan hải quan và các bộ, ngành liên quan.

Về công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, để cải cách toàn diện, ngành Hải quan tập trung giải quyết những tồn tại, bất cập hiện nay, quyết liệt thực hiện các chủ trương, giải pháp theo tinh thần của các nghị quyết của Chính phủ và đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”.

Tổng cục Hải quan kỳ vọng các bộ, ngành phối hợp hiệu quả hơn nữa để sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia nhằm tạo thuận lợi thực chất, hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý và các nhiệm vụ Chính phủ giao.

Tất cả những mục tiêu và giải pháp đó được triển khai đều nhằm hướng tới tạo thuận lợi thương mại, phát triển kinh tế đất nước.

Thời gian và chi phí thông quan hàng hóa giảm đáng kể

"Dữ liệu từ nghiên cứu gần đây nhất của Tổng cục Hải quan về thời gian thông quan vào năm 2021 cho thấy, thời gian thông quan và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành các thủ tục xuyên biên giới trung bình đã giảm đáng kể. Ngoài thực hiện hoạt động trực tiếp, sự tham gia của khu vực tư nhân đang giúp cộng đồng doanh nghiệp có tiếng nói trong quá trình hoạch định chính sách, dẫn đến những cải cách hiệu quả và toàn diện hơn.

Dự án TFP và Tổng cục Hải quan đã cùng nhau đưa Việt Nam đi đúng hướng để thực hiện các cam kết trong Hiệp định WTO - TFA vượt tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cần phát huy, do đó kết quả mà TFP đã đạt được sẽ là tiền đề cho những cải cách tạo thuận lợi thương mại trong tương lai" - bà Aler Grubbs - Giám đốc Quốc gia USAID tại Việt Nam.

Ý kiến chuyên gia