CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

[Café Cuối tuần] Day dứt về nới thuế với rượu bia

Invest Global 17:52 20/07/2024

Thực ra đang có một cách hiểu, cách lý giải thiếu rõ ràng (đánh tráo khái niệm) giữa việc hỗ trợ, ưu đãi hàng hoá dịch vụ bình thường với loại hàng hoá tội lỗi là bia rượu - thứ không khuyến khích tiêu dùng cần phải đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thực ra đang có một cách hiểu, cách lý giải thiếu rõ ràng (đánh tráo khái niệm) giữa việc hỗ trợ, ưu đãi hàng hoá dịch vụ bình thường với loại "hàng hoá tội lỗi" là bia rượu - thứ không khuyến khích tiêu dùng cần phải đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. EmptyLuật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được hoàn thiện. Ảnh: Liên Thượng

Tại Hội thảo góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) diễn ra vào tuần trước, bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc đối ngoại Heineken Việt Nam đồng loạt đưa ra nhiều lý do để đề xuất giảm tỷ lệ, giãn lộ trình áp thuế đối với rượu bia.

Trước đó nữa khi Quốc hội bàn về Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hàng loạt tin tức trên báo chí đăng có chủ ý về việc một nhãn hiệu bia ngoại sẽ dừng sản xuất 1 trong 6 nhà máy của họ ở VN. Các bài báo nói đi nói lại con số 1.000 tỷ mà nhà máy này đã từng nộp thời thịnh vượng, rồi công ăn việc làm, rồi chỉ tiêu thu ngân sách và tăng GDP của địa phương (và cả quốc gia)... để (hàm ý) đe doạ các nhà hoạch định chính sách là nếu tiếp tục siết chặt rượu bia thì việc đóng cửa tương tự sẽ xảy đến (?!).

Ở thời điểm VBA tổ chức hội thảo, tại một gia đình ở Vũng Tàu diễn ra lễ cúng tuần đầu của hai mẹ con, hai cái chết oan uống khi đang chờ đèn đỏ thì bị một nữ tài xế có lượng cồn "kịch khung" đâm vào. Ngoài hai mẹ con, cú lao xe của nữ "ma men" còn làm 5 người khác bị thương nặng, xe con thì hỏng nặng, nữ tài xế khi tỉnh rượu dù khóc tức tưởi vẫn đành xách túi quần áo vào trại tạm giam chờ ngày ra toà...

Sở dĩ phải nhắc lại câu chuyện đau xót ở Vũng Tàu vì rõ ràng các nhà lập pháp của chúng ta đã quyết tâm không đánh đổi sức khoẻ giống nòi, chi phí xã hội - vốn là thứ giá trị lớn lao hơn rất nhiều (cả về xã hội lẫn giá trị quy ra tiền) - để đổi lấy những giá trị mà nhà máy rượu bia mang lại khi bấm nút các đạo luật liên quan.

Chính vì thế mới day dứt, khi trên ô chat xuất hiện hai đề xuất ngược nhau. Một đề nghị lên tiếng giùm doanh nghiệp rượu bia "đang hết sức khó khăn" và một về thảm cảnh các nạn nhân của bia rượu.

Thực ra đang có một cách hiểu, cách lý giải thiếu rõ ràng (đánh tráo khái niệm) giữa việc hỗ trợ, ưu đãi hàng hoá dịch vụ bình thường với loại "hàng hoá tội lỗi" là bia rượu - thứ không khuyến khích tiêu dùng cần phải đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sở dĩ rượu bia và thuốc lá được gọi là "hàng hoá tội lỗi" (sin goods) vì chúng đều có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh như ung thư phổi, bệnh tim và nhiều vấn đề hô hấp khác. Rượu bia có thể dẫn đến các bệnh về gan, tim mạch, và có thể gây ra các rối loạn tâm thần.

Cạnh đó, sử dụng rượu bia và thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân sử dụng mà còn có thể gây hại cho những người xung quanh. Rượu bia có thể gây ra tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, và các hành vi phạm pháp khác. Khói thuốc lá thụ động cũng gây hại cho những người không hút thuốc nhưng sống và làm việc xung quanh người hút thuốc.

Thêm nữa, các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng rượu bia và thuốc lá đang tạo ra gánh nặng tài chính lớn cho hệ thống y tế của các quốc gia. Chi phí điều trị và chăm sóc cho những người mắc các bệnh liên quan đến những sản phẩm này thường rất cao.

Hơn thế, cả rượu bia và thuốc lá đều có tính gây nghiện cao, khiến người sử dụng khó từ bỏ và dễ bị lệ thuộc. Điều này làm tăng mức tiêu thụ và kéo dài thời gian người sử dụng tiếp tục chịu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tất cả những yếu tố trên làm cho rượu bia và thuốc lá được coi là "hàng hoá tội lỗi" vì những tác động tiêu cực to lớn của chúng đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Vấn đề là các yếu tố "đánh đổi" đó có định lượng được như con số 1.000 tỷ đồng kia không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu bia là nguyên nhân của khoảng 30% số vụ tai nạn giao thông chết người trên toàn cầu. Ở Mỹ, Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia (NHTSA) báo cáo rằng vào năm 2019, khoảng 10.142 người chết trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, chiếm 28% tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông.

Các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng sử dụng rượu quá mức có thể dẫn đến bệnh gan, viêm tụy, và nhiều loại ung thư (như ung thư gan, ung thư vòm họng, và ung thư thực quản). WHO ước tính rằng mỗi năm có khoảng 3 triệu ca tử vong liên quan đến rượu bia trên toàn cầu, tương đương với 5,3% tổng số ca tử vong.

Còn theo các nghiên cứu xã hội học cho thấy rượu bia thường liên quan đến bạo lực gia đình và các hành vi phạm pháp khác. Ở Anh, 40% các vụ tội phạm bạo lực có liên quan đến rượu.

Chính vì lẽ này, bên cạnh việc "thổi nồng độ cồn", nhiều người cho rằng Việt Nam nên học các quốc gia đã đưa ra các can thiệp chính sách thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tác hại của rượu bia.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia ở Việt Nam hiện đang thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Cụ thể, ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm khoảng 30% giá bán lẻ của rượu bia, trong khi ở các nước khác, tỷ lệ này dao động từ 40% đến 85%.

Ở một số nước, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia có mức độ cao hơn nhằm kiểm soát tiêu thụ và giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe công cộng. Ví dụ như ở Úc, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia khoảng 45-50%, đối với rượu mạnh lên đến 85%. Còn ở Thái Lan, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia cũng tương đối cao, dao động từ 60-70%. Ở New Zealand, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm rượu bia là khoảng 40-50%.

Các quốc gia này áp dụng mức thuế cao nhằm mục tiêu kiểm soát tiêu thụ rượu bia, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến việc lạm dụng đồ uống có cồn, như tai nạn giao thông và các bệnh liên quan đến rượu.

Ở Việt Nam, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia được WHO đề xuất như một biện pháp hiệu quả để giảm khả năng tiếp cận và tiêu thụ, từ đó giảm các tác động tiêu cực liên quan đến sức khỏe và xã hội. WHO cũng khuyến nghị Việt Nam nên kiểm soát chặt chẽ hơn việc quảng cáo và tiếp thị rượu bia để hạn chế tác động tiêu cực của các sản phẩm này.

Những ví dụ và số liệu này minh họa rõ ràng các tác hại của rượu bia và thuốc lá, cũng như các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng.

Để làm sao không phải dự những lễ cúng tuần, cúng năm chung của nhiều người như gia đình ở Vũng Tàu kia.

Khung pháp lý