CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Bứt tốc nhờ "đòn bẩy" hạ tầng
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, Hà Nội đề xuất quy hoạch thành phố phía Nam. Khu vực phía Nam được định hướng quy hoạch theo mô hình đô thị sân bay, hình thành trung tâm đầu mối dịch vụ vận tải tổng hợp về đường hàng không, đường sắt (đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường sắt đô thị), đường thủy (sông Hồng), đường bộ (cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1, trục phía Nam). Trong đó, huyện Thường Tín sẽ được tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ làm nền tảng thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn.
Trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, tổng vốn dự kiến cho các dự án giao thông, dự án hạ tầng khung của Thường Tín lên đến khoảng 3.700 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố và huyện. Nổi bật là dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô dài 112 km, đi qua Thường Tín, Hưng Yên và Bắc Ninh với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Vành đai 4 được ví là "Vành đai kết nối mọi vành đai", tạo tiền đề quan trọng cho không gian phát triển mới của Hà Nội và Vùng Thủ đô. Ngoài ra, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đi qua 20 tỉnh thành, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị lớn (trong đó có Thường Tín) dự kiến khởi công vào năm 2027 cũng được đánh giá là bệ phóng mới cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các địa phương trong tuyến.
Dự án trọng điểm quốc gia - Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô qua huyện Thường Tín dự kiến hoàn thành vào quý IV/2025
Hiện tại, Thường Tín là giao điểm của tuyến cao tốc Bắc Nam Pháp Vân – Cầu Giẽ và quốc lộ 1A. Hai tuyến đường này có vai trò cầu nối quan trọng trong trục trung chuyển Bắc Nam, kết nối khu vực phía Nam với trung tâm Thủ đô và các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Đáng nói, Thường Tín còn là nơi được chọn để khởi công sân bay thứ 2 của Thủ đô. Theo Tờ trình gửi HĐND thành phố để xem xét, thông qua Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065, Cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô sẽ nằm tại khu vực phía Nam của trục cao tốc Tây Bắc- Quốc lộ 5B, giữa cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, đường sắt Thống nhất Bắc- Nam và trục giao thông kinh tế phía Nam. Nhiều chuyên gia nhận định đây là động lực quan trọng kích hoạt thị trường bất động sản phía nam Hà Nội bứt phá.
Giữ vai trò là mạch máu của nền kinh tế, hạ tầng giao thông đồng bộ chính là lợi thế vượt trội của Thường Tín trên chặng đường phát triển thần tốc. Việc vừa sở hữu sân bay, vừa hội tụ tuyến cao tốc và hệ thống giao thông kết nối chính là bàn đạp vững chắc để Thường Tín bứt tốc mạnh mẽ. Đặc biệt, toàn bộ các công trình hạ tầng khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra sức bật cho nền kinh tế địa phương, thu hút các "ông lớn" trong nước và nước ngoài về với Thường Tín trong thời gian tới. Từ đó, thiết lập mặt bằng giá mới cho thị trường bất động sản nơi đây trong chu kỳ tiếp theo.
Lực đẩy từ công nghiệp của vùng đất trăm nghề
Là nơi tập trung nhiều cụm công nghiệp lớn gần các trục giao thông huyết mạch, trên nền tảng là mảnh đất của hàng trăm làng nghề, Thường Tín đang tập trung mạnh phát triển kinh tế công nghiệp bền vững. Trên địa bàn hiện có 11 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 195 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 100% như: CCN Liên Phương, CCN Hà Bình Phương 1, CCN Hà Bình Phương 2, CCN Duyên Thái, CCN Quất Động, CCN Quất Động mở rộng, CCN Ninh Sở, cụm tiểu thủ công nghiệp Vạn Điểm và cụm tiểu thủ công nghiệp Tiền Phong.
Mặc dù sở hữu lợi thế tiềm năng lớn, nhưng nhiều năm qua Thường Tín chỉ tập trung vào các CCN nhỏ lẻ, hộ gia đình phát triển. Chính vì thế, giá bất động sản quanh khu vực trung tâm Thường Tín vẫn tăng khá chậm dù cơn sốt bất động sản Hà Nội đã khiến các khu vực khác tăng mạnh từ đầu năm trở lại đây. Trong thời gian tới, khi dự án KCN Phụng Hiệp với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng được triển khai, với vị trí đắc địa và hạ tầng hiện đại thu hút các "đại bàng" về dọn tổ, Thường Tín trong tương lai sẽ trở thành đại bản doanh của nhiều tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Kéo theo đó là "cơn khát" nguồn cung nhà ở cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia, kỹ sư chuyển dịch đến làm việc tại đây. Thị trường bất động sản đô thị cũng vì thế mà chạy đà và cất cánh, chuẩn bị đáp ứng cho nguồn cung khổng lồ.
Hội tụ nhiều lợi thế vượt trội, các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản Thường Tín đang "thức giấc" và sẽ gia nhập cuộc đua bất động sản Thủ đô. Từ nay đến thời điểm Thường Tín chuẩn bị đủ các tiêu chí lên quận vào năm 2030, lịch sử tăng giá tại các thị trường bất động sản tại Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức sẽ tiếp tục lặp lại tại trung tâm kinh tế phía nam Hà Nội. Có thể nói, tiềm năng phát triển của thị trường BĐS Thường Tín là câu chuyện không thể bàn cãi với những số liệu thực tế tham chiếu từ các thị trường lân cận. Ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư hiện tại là tìm kiếm được đúng sản phẩm để tận dụng thời điểm lý tưởng, đón đầu cơ hội sinh lời tại mảnh đất giàu tiềm năng này.