CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
(TBTCO) - Hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP 8% mà Chính phủ đề ra, Nghị quyết 68-NQ/TW xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Những doanh nghiệp chủ động đổi mới, có nền tảng phát triển công nghệ và tập trung vào chuỗi giá trị nội địa như Tập đoàn Masan (mã ck: MSN) sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần thực thi các định hướng quốc gia.

Cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu tại thị trường mới nổi phục hồi mạnh mẽ
Kinh tế tư nhân - động lực quan trọng của nền kinh tế hiện đạiNghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5/2025 hướng đến việc phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân để tạo động lực chiến lược mới phát triển đất nước. Mục tiêu đến năm 2030 là khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 55-58% GDP, với ít nhất 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và hình thành tối thiểu 20 tập đoàn tư nhân có năng lực tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Theo số liệu của Cục Thống kê và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến đầu năm 2025, cả nước có trên 940.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động cùng hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Khu vực này đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và thu hút khoảng 82% lực lượng lao động cả nước.
Nhiều thương hiệu Việt đã hình thành và khẳng định tên tuổi trên thị trường khu vực, toàn cầu, như: Masan (hàng tiêu dùng bán lẻ), Thaco (công nghiệp ô tô), Vietjet (hàng không)…
Những doanh nghiệp tư nhân tiên phong này vừa tạo công ăn việc làm cho thị trường lao động, vừa mang hình ảnh một Việt Nam đổi mới, năng động ra thế giới. Điều đó chứng tỏ khu vực tư nhân càng phát triển thì nền kinh tế càng năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng càng cao và đã trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Đẩy mạnh chiến lược đổi mới sáng tạoTheo đó, Masan được kỳ vọng là doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ tiêu biểu, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 8% thông qua chiến lược tập trung vào nền tảng kinh doanh cốt lõi, đầu tư vào công nghệ và không ngừng nghiên cứu - thực hiện các phát kiến đổi mới sáng tạo.
Đơn vị này cũng cho hay sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm xuyên suốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì câu chuyện đầu tư vào chiến lược này không còn là lựa chọn mà là điều kiện bắt buộc trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Năm 2024 là một năm đặc biệt thành công của Masan Consumer - Công ty thành viên của Masan, khi liên tục ra mắt các phát kiến đột phá trên nhiều ngành hàng. Các sản phẩm mới này giúp mang về 2.281 tỷ đồng doanh thu - tăng 62% so với năm 2023.
Các sản phẩm sáng tạo của đơn vị này không chỉ dựa trên yếu tố hiện đại, tiên tiến của công nghệ mà còn dựa trên các giá trị đặc sản ẩm thực của mọi vùng miền Việt Nam. Có thể thấy, các sản phẩm trong ngành hàng gia vị như Nam Ngư Ớt Tỏi Lý Sơn, Nam Ngư Ớt Gừng Kỳ Sơn và Nam Ngư Kho Quẹt Miền Tây (với các đặc sản như tôm khô Cà Mau)… đều lấy ý tưởng từ đặc sản quê hương Việt Nam.
Cùng với đó, ngành hàng thực phẩm tiện lợi tiếp tục khuấy động thị trường bằng cách mang đến các sản phẩm thay thế bữa ăn nhà hàng. Sản phẩm Cơm Tự Chín Omachi được tích hợp bảy công nghệ tiên tiến và triển khai thêm các công nghệ độc quyền nhằm ra mắt dòng sản phẩm lẩu cầm tay tiện lợi.
Trong năm nay, Masan sẽ ra mắt danh mục mới của Omachi mang tên "Quán Xá châu Á" (Ẩm thực đường phố châu Á) - sáng kiến này hướng đến những bữa ăn tiện lợi, chất lượng cao với chi phí hợp lý và thị trường tiềm năng rộng lớn.

Một trong những định hướng trọng tâm của Nghị quyết 68-NQ/TW là thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân làm chủ chuỗi giá trị nội địa. Masan đang từng bước kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng, bao gồm các khâu như chăn nuôi, chế biến, phát triển sản phẩm và phân phối thông qua hệ thống bán lẻ rộng khắp. Các thương hiệu của doanh nghiệp này như CHIN-SU, Nam Ngư, Wake-up 247, Kokomi, Omachi... đang hiện diện trong 98% hộ gia đình Việt Nam.
Chuỗi bán lẻ của Masan - WinCommerce, với hơn 4.000 cửa hàng, đang mở rộng mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực nông thôn - thị trường tiềm năng với nhiều dư địa tăng trưởng mới của ngành bán lẻ hiện đại. Khu vực này chiếm 65% dân số Việt Nam, nhưng độ phủ của kênh hiện đại còn rất hạn chế ở mức 10% tại các vùng nông thôn, tạo ra dư địa phát triển lớn cho các doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, nhà bán lẻ này chú trọng vào thúc đẩy nông sản Việt khi luôn duy trì tỷ lệ hàng nội địa trên 90% trong hệ thống. Năm 2025, WinCommerce dự kiến mở thêm 800-1.000 cửa hàng, nâng tổng số điểm bán lên hơn 4.500, khoảng 70% cửa hàng mới sẽ tập trung tại khu vực nông thôn.
Theo báo cáo tài chính quý I/2025, Masan ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.897 tỷ đồng, tăng 11,1% trên cơ sở tương đương (LFL) so với cùng kỳ năm trước. EBITDA đạt 4.003 tỷ đồng, tăng trưởng 20,8%, trong khi lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Post-MI) đạt 394 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với quý I/2024.