CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Hệ lụy nào khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường?

Invest Global 15:17 19/07/2024

Liên quan đến đề xuất áp Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường, ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc VBA cho rằng, sắc thuế này sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư cần một một trường chính sách ổn định…

Liên quan đến đề xuất áp Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường, ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc VBA cho rằng, sắc thuế này sẽ ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư cần một một trường chính sách ổn định…

Những tác động tiêu cực…

Mới đây, dự thảo luật thuế TTĐB (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc Hội với lộ trình sẽ được thảo luận vào Kỳ họp thứ 8 năm 2024 và thông qua vào Kỳ họp thứ 9 năm 2025.

Trong đó đề xuất áp thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường lại một lần nữa được đưa bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB, đã và đang thu hút sự quan tâm của đối tượng chịu tác động trực tiếp là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này và sau đó là hàng loạt các ngành hàng, công nghiệp phụ trợ…

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp thuế TTĐB lên đồ uống có đường và nước giải khát sẽ tác động rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này, ngăn trở đà phục hồi và tăng trưởng của ngành, và nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội trong bối cảnh kinh tế nước ta đang khó khăn, chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch COVID.

Ngành sản xuất nước giải khát nếu phải chịu thuế TTĐB sẽ tác động rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh và kinh tế xã hội. Xét đến tình hình hiện nay nền kinh tế của Việt Nam nói chung và cácdoanh nghiệp đang phải gắng sức để vượt qua các khó khăn, lấy lại đà phát triển.

image-20230619143816-1Theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp thuế TTĐB lên đồ uống có đường và nước giải khát sẽ tác động rất tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành này. Ảnh: VBA.

Lạm phát tuy hạ nhiệt, nhưng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng... ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu.

Hiện nay, có khoảng 1800 doanh nghiệp sản xuất nước giải khát (2021), nhưng đa phần là doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ nên có đến 52% doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc lạc hậu, 10% hiện đại, chỉ có 2% dùng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt thiếu liên kết, chậm thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do (FTAs)...

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ, CIEM đang thực hiện một số nghiên cứu liên quan tới dự thảo về thuế TTĐB trong đó có lĩnh vực về sản phẩm nước giải khát có đường.

"Chúng tôi đang nghiên cứu xem việc đánh thuế sẽ tác động như thế nào đến nguồn thu ngân sách, đến lao động, đến thu nhập cũng như là tăng trưởng của nền kinh tế. Kết quả sơ bộ dựa theo số liệu thống kê năm 2022 cho thấy rằng nguồn thu ngân sách không tăng thậm chí còn giảm", TS. Thảo cho hay.

Theo TS. Thảo, khi chúng ta đánh thuế đối với nước giải khát có đường thì có tác động lan tỏa tới cả các ngành hàng khác nữa. Các ngành cung cấp đầu vào và các ngành tác động trong chuỗi sản xuất, phân phối của ngành nước giải khát ước tính là 25 nhóm ngành hàng. Do vậy, nếu áp thuế TTĐB lên nước giải khát có đường là 10% thì ước tính GDP sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm là một mức độ tác động rất lớn tới nền kinh tế.

Theo nghiên cứu của CIEM trước đó, ngành nước giải khát có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị dẫn tới ảnh hưởng với quy mô gấp 6-9 lần, ảnh hưởng đến 9.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và 1 triệu hộ kinh doanh sản phẩm, gây tác động đến hàng chục ngàn lao động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Việc đánh thuế nước giải khát có đường dự kiến sẽ tác động tiêu cực tới sinh kế của 337.000 hộ gia đình trồng mía.

Ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Thái Vương, Trưởng Tiểu ban Nước giải khát thuộc Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) nhận định, các nước khác đã và đang áp dụng biện pháp có hiệu quả đó là biện pháp giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân liên quan đến lượng đường và calo nạp vào.

Hiện tại các doanh nghiệp trong ngành đã và đang có đang có những sản phẩm ít đường hoặc những sản phẩm không calo, và cũng có nghiên cứu các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Bản thân ngành đã và đang triển khai các dòng sản phẩm mà tốt cho sức khỏe.

"Vấn đề mấu chốt ở đây chúng ta cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, để người dân có ý thức dung nạp kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể hợp lý so với calo tiêu hao", ông Vương cho hay.

Ông Vương cũng cho rằng, sắc thuế TTĐB này còn ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư cần một một trường chính sách ổn định. Từ góc độ thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách này có thể sẽ dẫn đến sự nao núng, e dè của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, chúng ta chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện nào về việc mức độ thừa cân béo phì là do nước giải khát có đường.

"Đây là một trong những điểm cần có nghiên cứu sâu hơn để đưa ra sắc thuế phù hợp và có tính thuyết phục về việc thừa cân béo phì là do nước giải khát có đường thì chúng ta mới có cơ sở để áp thuế cho mặt hàng đó", TS. Thảo đề xuất.