CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Để góp phần tìm giải pháp khơi thông thị trường vốn, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, sáng 17/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn sẽ tổ chức Toạ đàm"Giải pháp khơi thông thị trường vốn".
Toạ đàm có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các công ty chứng khoán và doanh nghiệp/tập đoàn tư nhân.
Sự kiện được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn, chuyên trang tiếng Anh Theinvestor.vn, hứa hẹn sẽ góp phần tìm ra lời giải cho cơ quan quản lý cũng như cộng đồng chuyên gia, doanh nghiệp trong bài toán khơi thông nguồn vốn nền kinh tế.
Hàng loạt câu hỏi về thị trường vốn chờ giải đáp
Phát biểu khai mạc toạ đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn - Trưởng ban tổ chức cho biết, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình kinh tế thế giới, cùng với những vấn đề phát sinh trong nước và những tác động tiêu cực dài hạn của dịch COVID-19, khu vực doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, khó khăn về vốn, dòng tiền và thanh khoản đang là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư trung và dài hạn. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp hầu như đang bị "tắc", từ trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu cho đến tín dụng ngân hàng. Đầu tư công được xem là cứu cánh của nền kinh tế - là vốn mồi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhưng tiến độ giải ngân chậm.
Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sau giai đoạn tăng trưởng nóng, loạt sai phạm lớn phát lộ, bị cơ quan chức năng xử lý đã khiến niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm mạnh. Thị trường gần như đóng băng, không có các đợt phát hành mới, trong khi áp lực rút vốn trước hạn của nhà đầu tư là rất lớn, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp.
Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn sẽ tổ chức tọa đàm "Giải pháp khơi thông thị trường vốn". Ảnh: Trọng Hiếu."Điều này lại càng tạo nên rủi ro cho các doanh nghiệp đã phát hành, khi tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trả nợ trong giai đoạn 3 năm tới là rất lớn, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản", TS. Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, với thị trường cổ phiếu, các chỉ số chính suy giảm mạnh, huy động vốn qua thị trường này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Dòng tiền vào thị trường sụt giảm trong bối cảnh các tổ chức tín dụng kiểm soát cho vay đầu tư chứng khoán chặt chẽ hơn và lãi suất cho vay ký quỹ tăng; các doanh nghiệp lớn phải thanh lý danh mục đầu tư cổ phiếu để cân đối dòng tiền mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng; tâm lý lo ngại, thận trọng và niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm. Trong khi đó, thanh khoản của các ngân hàng cũng đang gặp nhiều áp lực.
Ở nhiều thời điểm, đặc biệt những tháng cuối năm ngoái, lãi suất tăng cao nhưng doanh nghiệp cũng không dễ tiếp cận tín dụng, nhiều doanh nghiệp phải vay ngoài với lãi suất rất cao để duy trì hoạt động. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới thêm room tín dụng thì ngân hàng thương mại cũng không đủ vốn để cho vay thêm bởi phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Các ngân hàng thương mại buộc phải gia tăng lãi suất huy động để thu hút vốn, đẩy mặt bằng lãi suất cho vay lên rất cao, gây áp lực lớn đối với doanh nghiệp.
Mặc dù năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14 - 15%, nhưng trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng 0,77% bằng 1/3 mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không kịp thời có các giải pháp đồng bộ thì rất khó có thể đạt được mức tăng trưởng tín dụng đã đề ra.
Theo kế hoạch, vốn đầu tư công năm 2023 là rất lớn, hơn 764.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân trong 2 tháng đầu năm mới đạt 6,5% kế hoạch. Trong các nút thắt nói trên, trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề nan giải nhất, và là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn tới sự căng thẳng liên thông trên thị trường cổ phiếu lẫn tín dụng ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp quyết liệt để từng bước giải quyết các khó khăn trên thị trường vốn. Vào tháng 7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Bốn tháng sau, Nghị quyết 156/NQ-CP của Chính phủ kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022 yêu cầu tiếp tục kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời khẩn trương đánh giá, rà soát quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Trên cơ sở Nghị quyết 156/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 12/12/2022 đã ký Công điện 1156/CĐ-TTg gửi Thống đốc NHNN về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; và Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả. Tại Nghị quyết 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
Một tháng sau, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, trong đó đã đề ra nhiệm vụ "điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội"; "kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá; đồng thời tạo điều kiện không làm cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh…) có thể huy động vốn để phục hồi, phát triển…".
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn - Trưởng ban tổ chức toạ đàm phát biểu khai mạc. Ảnh: Trọng Hiếu.Đáng chú ý hơn cả, ngày 5/3/2023 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Nghị định 08 có nhiều quy định mới đáng chú ý, như thanh toán trái phiếu bằng tài sản, gia hạn thời hạn tối đa 2 năm, tạm dừng áp dụng quy định mới về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay bắt buộc xếp hạng tín nhiệm.
Trong bối cảnh nói trên, liên quan đến thị trường vốn, Trưởng ban tổ chức tọa đàm cho rằng, nhiều câu hỏi cụ thể đang được đặt ra như: - Vì sao thị trường vốn căng thẳng, người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn? Những quy định mới tại Nghị định 08 vừa được Chính phủ ban hành sẽ hỗ trợ như thế nào cho việc tháo gỡ vướng mắc trên thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung?. Cần phải tiếp tục có chính sách và giải pháp gì để tránh nguy cơ đổ vỡ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu bất động sản?
Dư địa điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá trong bối cảnh tình hình kinh tế cả trong và ngoài nước đều chịu nhiều biến động khó lường? Khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14-15% năm 2023 như Ngân hàng Nhà nước đã đề ra? Giải pháp hạ lãi suất cho vay?
Triển vọng thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2023? Khả năng giải ngân đầu tư công và tác động của nó đối với các nhóm cổ phiếu? Những hệ lụy của việc kéo dài tình trạng ách tắc thị trường vốn đối với phục hồi và tăng trưởng kinh tế?...
Các đại biểu tham gia tọa đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nghị quyết yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt và mạnh mẽ của loạt bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản, trong đó có tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư...
Đây là chỉ đạo mới nhất của Chính phủ nhằm khơi thông dòng vốn trên thị trường hiện nay. Tại Nghị quyết 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
PHIÊN I: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2023 THÁCH THỨC, CƠ HỘI VÀ TRIỂN VỌNG
Mở đầu phiên I của toạ đàm, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình bày tham luận: "Phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh để trở thành kênh huy động vốn bền vững của nền kinh tế".
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch thị trường chứng khoán
Bà Tạ Thanh Bình cho rằng: Sửa Luật Chứng khoán, tăng chế tài xử phạt để lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư. Năm 2022 là năm đầy biến động với nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2021 cực kỳ rực rỡ.
Chốt phiên giao dịch cuối năm vào ngày 30/12/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.007,09 điểm, giảm 32,8% so với cuối năm 2021. Chốt phiên giao dịch cuối năm vào ngày 30/12/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.007,09 điểm, giảm 32,8% so với cuối năm 2021.
Nguyên nhân biến động giảm điểm, trên thế giới, trong năm 2022, lạm phát tăng mạnh ở nhiều nơi khiến nhiều nền kinh tế phải thắt chặt tiền tệ với nhịp độ nhanh, mạnh, làm dấy lên lo ngại về rủi ro "suy thoái - lạm phát" ở một số quốc gia.
Biên bản cuộc họp cuối tháng 1/2023 và các phát biểu gần đây của Chủ tịch Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) đang khiến giới đầu tư lo ngại về khả năng kéo dài của các chính sách thắt chặt tiền tệ. Trước các điều chỉnh chính sách của Mỹ, đồng USD tăng giá mạnh so với nhiều đồng tiền gây áp lực lên điều hành tỷ giá của nhiều nước, kéo theo các bất ổn về tài chính và nợ gia tăng.
Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với tình hình xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng giữa các nước lớn. Sự sụp đổ của Ngân hàng Sillion Valley tại Mỹ trong tuần vừa qua càng làm giới đầu tư lo ngại về an toàn trên thị trường tài chính, gây bất an cho nhà đầu tư quốc tế.
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trình bày tham luận: "Phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh để trở thành kênh huy động vốn bền vững của nền kinh tế". Ảnh: Trọng Hiếu.Trong nước, dòng tiền trên TTCK đã chịu sự tác động của các thay đổi trong mặt bằng lãi suất khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hai lần tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát lạm phát và giảm tác động từ bên ngoài. Mặt bằng lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại liên tục gia tăng, thu hút dòng tiền quay trở lại hệ thống ngân hàng. Dòng vốn đầu tư trên TTCK cũng có sự dịch chuyển trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều lĩnh vực phục hồi mạnh trong năm 2022. Thị trường chứng khoán Việt Nam qua biến động mạnh chủ yếu xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư, lo ngại triển vọng kém tích cực của kinh tế, chính trị thế giới.
Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng nhất định, là sự quay trở lại của khối ngoại. Đặc biệt tính riêng 2 tháng cuối năm, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đã vào ròng khoảng 1,036 tỷ USD. Xu thế này tiếp tục được duy trì trong những tháng đầu năm 2023. Tính từ đầu năm đến ngày 10/3/2023, NĐTNN mua ròng khoảng 4.373 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.
Điều này thể hiện định giá cổ phiếu đã ở mức phù hợp so với chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài. Triển vọng thị trường chứng khoán 2023: Lạm phát bắt đầu có xu hướng giảm ở một số nền kinh tế như Mỹ và EU, lộ trình tăng lãi suất của ngân hàng trung ương một số nước có xu hướng chậm lại, với mức tăng nhỏ hơn (FED tăng lãi suất lần lượt 0,5 và 0,25 điểm % trong tháng 12/2022 và tháng 1/2023); áp lực tỷ giá và lãi suất trong nước theo đó cũng sẽ giảm dần; trên thực tế, lãi suất huy động và cho vay của nhiều ngân hàng thương mại đã được điều chỉnh giảm trong một vài tuần trở lại đây. Đây sẽ là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng.
Dưới sự chỉ đạo và quyết tâm của Chính phủ, hoạt động giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh, tính đến ngày 31/1/2023 ước đạt 541.857,52 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 93,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Quyết tâm của Chính phủ trong việc tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, cải cách thủ tục hành chính cũng được kỳ vọng sẽ đem lại những tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, thu hút sự tham gia của NĐTNN.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu (trái) và chuyên gia Cấn Văn Lực. Ảnh: Trọng Hiếu.Trong thời gian tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ rà soát lại Luật Chứng khoán, các Nghị định liên quan để hoàn thiện khung pháp lý và thể chế tập trung vào quy định rõ phạm vi hoạt động và cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán, bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn các nhà đầu tư, tăng cường các chế tài xử phạt vi phạm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư... từ đó khôi phục niềm tin và đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của TTCK.
Về hoạt động tổ chức thị trường, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX nhằm tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên TTCK và bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, liên tục, an toàn, hiệu quả. Đang trong giai đoạn kiểm thử với nhà thầu để chính thức đưa hệ thống KRX vào vận hành.
Về công tác giám sát, thanh tra trên TTCK, việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tuyến giám sát, trong đó phát huy vai trò của tuyến giám sát thứ nhất là các công ty chứng khoán. Ngoài ra, UBCKNN sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, giám sát; hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống giám sát giao dịch nâng cấp với các tính năng phân tích, cảnh báo, thống kê....
Kiểm soát "đại chúng hóa" thị trường thứ cấp của trái phiếu
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương trình bày tham luận: "Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam - Bài học và giải pháp":
Nhằm mục đích xử lý những tồn tại và rủi ro hệ thống trong vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu phát hành riêng lẻ nói riêng, mấu chốt của vấn đề là làm sao cho thị trường được minh bạch, chất lượng tổ chức phát hành được nâng cao từ đó lấy lại được niềm tin nơi nhà đầu tư. Muốn làm được như vậy, cơ quan quản lý cần có những biện pháp kiểm soát bước đầu thông qua những quy định, luật định, chế tài xử phạt thích đáng.
Ở đây, một số giải pháp có thể kể đến như sau: Kiểm soát việc "đại chúng hóa" ở thị trường thứ cấp của trái phiếu, trong đó quy định rõ tổ chức tài chính, cá nhân đủ điều kiện, có giấy phép hành nghề mới được thực hiện nghiệp vụ phân phối (trái phiếu phát hành riêng lẻ).
Ngoài ra, việc kiểm soát chặt quá trình phân phối trái phiếu còn giúp đưa các sản phẩm trái phiếu về đúng bản chất và vai trò của nó. Nên tăng cường khuyến khích và định hướng dòng tiền của những nhà đầu tư tới việc mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng để giảm thiểu rủi ro, trong khi trái phiếu riêng lẻ chỉ được phép cung cấp hoặc phân phối lại cho nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thành lập mới hoặc giao cho một cơ quan chuyên môn đủ quy mô và thẩm quyền giám sát các doanh nghiệp phát hành cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành để kịp thời đưa ra cảnh báo, chấn chỉnh các hành vi sai phạm nếu có.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc phụ trách nguồn vốn Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương. Ảnh: Trọng Hiếu.Nâng cao chất lượng tổ chức phát hành, chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy: Doanh nghiệp đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Điều này làm giảm sự phụ thuộc vào trái phiếu là nguồn vốn chính, giảm áp lực thanh toán nợ và chi phi phí vốn của doanh nghiệp. Giới hạn khối lượng mua riêng lẻ không thông qua sàn giao dịch hoặc tổ chức phát hành chính thức.
Việc này giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức phát hành có uy tín, minh bạch và có khả năng thanh toán cao. Nhà đầu tư cũng có thể tiếp cận với các tư vấn viên chuyên nghiệp để có được báo cáo phân tích và đánh giá kỹ càng hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư của doanh nghiệp.
Cùng với đó cũng làm giảm thiểu hình thức lừa đảo và vi phạm pháp luật. Tăng cường giám sát và kiểm soát việc phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng tài sản kém chất lượng. Những doanh nghiệp này cần công bố thông tin minh bạch về tình hình tài chính, kế hoạch sử dụng vốn và rủi ro liên quan, qua đó làm giảm áp lực cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Xây dựng hành lang khung pháp lý nhằm hạn chế đối với những hành động tiêu cực liên quan đến mời chào, lôi kéo đối với các nhà đầu tư không chuyên nghiệp khi tham gia mua/bán các loại hình trái phiếu phát hành riêng lẻ đồng thời xử lý mạnh tay với những nhà đầu tư cố tình "lách luật" trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia các sản phẩm trái phiếu phát hành riêng lẻ để phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, quy định rõ và đưa ra những khung hình phạt tương xứng với mức độ vi phạm. Trước khi áp dụng hình phạt cần phải nâng cao nhận thức của nhà đầu tư, giúp cho nhà đầu tư hiểu đúng và hiểu rõ bản chất của sản phẩm tài chính mà mình đang nắm giữ.
Đưa ra bộ khung chỉ tiêu tài chính tối thiểu để đáp ứng phát hành trái phiếu đối với từng lĩnh vực kinh doanh, cụ thể có thể đưa ra những đề xuất về tỷ lệ đòn bẩy tối đa cho phép cho các nhóm ngành, để các doanh nghiệp có thể tham khảo, điều chỉnh quy mô cũng như giá trị phát hành phù hợp với tình hình sức khỏe tài chính, cũng như mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành, ngoài ra còn giảm thiểu được rủi ro các doanh nghiệp lạm dụng phát hành trái phiếu, thu tiền về sử dụng không đúng mục đích. Hiện đã có quy định về tỷ lệ này ở một số nhóm ngành như chứng khoán với tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không được quá 5 lần.
Bên cạnh đó, kiến nghị cần phải coi tỷ lệ đòn bẩy như là một "room tín dụng" với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, các cơ quan quản lý cần phải có nhiệm vụ đánh giá nhu cầu về vốn vay của từng nhóm ngành theo từng năm để đưa ra một tỷ lệ thích hợp, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ này theo tình hình kinh tế, vĩ mô, phù hợp với quy mô doanh nghiệp có nhu cầu phát hành để tránh tình trạng lãng phí nguồn vốn, huy động tràn lan hàng loạt trái phiếu riêng lẻ có giá trị lớn trong thời gian vừa qua.
Chi tiết hơn nữa, đối với riêng từng lĩnh vực như trên, ngoài việc có bộ khung chỉ tiêu tài chính đáp ứng phát hành cần có sự phân biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp phát hành bởi các định chế tài chính và các loại hình doanh nghiệp khác trong những nghị định sửa đổi sắp tới.
Thực tế cho thấy các định chế tài chính (ngân hàng hương mại, công ty chứng khoán…) khi phát hành trái phiếu riêng lẻ ngoài việc bị điều chỉnh bởi các nghị định chung về trái phiếu, còn bị điều chỉnh bởi các luật, thông tư khác như luật các tổ chức tín dụng, thông tư về tỷ lệ an toàn vốn khiến cho việc phát hành riêng lẻ trở nên khó khăn hơn. Do vậy cần có sự phân biệt để tránh ảnh hưởng tới những tổ chức phát hành uy tín với kinh nghiệm lâu năm.
Khuyến khích các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tín nhiệm cho toàn bộ các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Hiện tại nghị định 08/2023/NĐ-CP đã ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu cho đến hết năm 2023.
Đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để giúp các doanh nghiệp có thể lên lộ trình cụ thể vào việc tham gia xếp hạng tín nhiệm, tuy nhiên cần phải xác định rõ đây là một nhiệm vụ cấp bách để giúp lấy lại niềm tin của nhà đầu tư với thị trường, làm minh bạch hóa thị trường, giúp nâng hạng thị trường vốn Việt Nam, điều mà nhiều nước phát triển trong khu vực đã có từ rất lâu.
Đại biểu trao đổi tại toạ đàm. Ảnh: Trọng Hiếu.Bên cạnh đó cũng theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ sẽ có kế hoạch cấp phép cho 3 đơn vị nữa để đảm bảo kế hoạch đến năm 2030 sẽ có 5 tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Khuyến khích các tổ chức độc lập về tư vấn đầu tư trái phiếu ở quy mô lớn với nhiệm vụ thẩm tra chuyên sâu, đánh giá dòng tiền, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp để tránh xung đột lợi ích với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đây có thể được coi như là một người đồng hành của nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có thêm một nguồn tham khảo tin cậy, và cái nhìn chuyên sâu hơn về trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ.
Thêm các kênh thông tin trao đổi như diễn đàn, website, workshops để cho các chuyên gia tài chính, chuyên gia phân tích đang có giấy phép hành nghề trên thị trường, nhà đầu tư cùng tham gia thảo luận, đánh giá các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Có thể khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và khu vực. Tăng cường sự minh bạch và công bố thông tin về tình hình kinh tế, tài chính và nợ công của Việt Nam để giúp các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và khu vực có được dữ liệu chính xác và đầy đủ. Tham gia vào các diễn đàn và hợp tác quốc tế về việc xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Cuối cùng, để phát triển toàn diện thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ngoài việc nâng cao chất lượng, tính minh bạch đối với trái phiếu riêng lẻ, cũng cần chú ý khuyến khích, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp niêm yết phát triển song song.
Trong đó, Chính phủ và các tổ chức liên quan cần cung cấp các chính sách hỗ trợ, đẩy nhanh quy trình phê duyệt cho các doanh nghiệp niêm yết trái phiếu, khuyến khích cơ quan quản lý rút ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp niêm yết. Từ đó tiếp cận được với đại đa số nhà đầu tư để huy động nguồn vốn cũng như đa dạng hóa danh mục trái phiếu doanh nghiệp niêm yết có chất lượng.
Đồng thời các cơ quan chức năng cũng nên tích cực, tăng cường quảng bá các sản phẩm trái phiếu niêm yết, giới thiệu những lợi ích của trái phiếu niêm yết, để tăng thêm sự thu hút của nhà đầu tư và chú trọng tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các nước phát triển trên thế giới nhằm học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Tổng quan lại, nhóm các giải pháp chi tiết nêu trên dành cho nhóm trái phiếu riêng lẻ cũng phần nào đóng góp song song hỗ trợ, thúc đẩy thị trường trái phiếu đại chúng niêm yết.
7 biện pháp gỡ tắc cho thị trường vốn
Bình luận về 2 tham luận trên, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đánh giá cao tọa đàm do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức và kiến nghị nên có 1 diễn đàn về thị trường vốn thường xuyên.
TS. Cấn Văn Lực. Ảnh: Trọng Hiếu.Với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), cần lưu ý 2 vấn đề quan trọng là tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm để thị trường vốn phát triển. Lưu ý rằng, tổng quy mô phát hành TPDN năm 2022 chỉ đạt khoảng 338 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó phát hành ra công chúng giảm 67%, phát hành riêng lẻ giảm 65%). Bước sang năm 2023, thị trường vẫn khá trầm lắng khi trong 2 tháng đầu năm, mới có 2.600 tỷ đồng TPDN mới được phát hành, chỉ bằng 9,3% cùng kỳ năm 2022.
Điều này cho thấy thị trường TPDN Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khi lượng TPDN đáo hạn cao, tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định trở lại sau các sai phạm, doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa kịp thích ứng với các quy định pháp lý mới….
Nghị định 08 (2023) mới được ban hành được xem là giải pháp tạm thời, giúp tháo gỡ các khó khăn trước mặt cho thị trường. Tuy nhiên, để thị trường có thể phát triển lành mạnh thị trường cũng như hạn chế rủi ro, cần có các biện pháp dài hạn, vĩ mô để khắc phục các điểm yếu lớn như hành lang pháp lý và quy chế quản lý thị trường, hạ tầng thị trường (hệ thống giao dịch, công ty định hạng tín nhiệm...) cũng như nền tảng nhà đầu tư.
Cụ thể, cần chú tâm đến 7 biện pháp. Một là, quyết liệt chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và nghiêm minh những vi phạm về phát hành TPDN vừa qua để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp thị trường TPDN phục hồi nhanh chóng, tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, sản xuất và cả đảo nợ, đảm bảo quá trình phục hồi của nền kinh tế không bị gián đoạn.
Hai là cần nhanh chóng cải cách thủ tục, điều kiện, rút gọn thời gian cấp phép phát hành để tạo điều kiện, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây sẽ là kênh gọi vốn quan trọng của DN.
Ba là cần có chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, công bố thông tin định hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp nói chung (không chỉ cho phát hành TPDN).
Bốn là hoàn thiện hạ tầng của thị trường TPDN như thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở dữ liệu về trái phiếu, về tài sản đảm bảo…. Việc xây dựng và phát triển các thị trường thứ cấp an toàn là nội dung cần sớm triển khai để tăng thanh khoản, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.
Năm là hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát thị trường, như cơ chế quản lý đối với trái phiếu sau phát hành như quản lý tài sản đảm bảo, giám sát dòng tiền, quản lý mục đích sử dụng vốn… Tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm.
Sáu là cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức.
TS. Cấn Văn Lực đề xuất 7 biện pháp tháo gỡ cho thị trường vốn. Ảnh: Trọng Hiếu.Cuối cùng, thị trường TPDN Việt Nam là một cấu phần không thể tách rời của thị trường tài chính và bất động sản. Việc quản lý, định hướng phát triển cần được gắn chặt với hệ thống tài chính, việc áp dụng các quy chuẩn công bố thông tin, an toàn hệ thống... cần được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý một cách phù hợp, với tư cách độc lập nhiều hơn.
Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến rủi ro hệ thống, lan truyền giữa ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm - bất động sản. Theo đó, nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý là rất quan trọng, cùng với việc xây dựng mạng lưới an toàn tài chính, với việc tăng tính độc lập, năng lực cho cơ quan thanh tra - giám sát cũng như vai trò của bảo hiểm tiền gửi. Cùng với đó cũng cần có đề án để sớm nâng hạng thị trường.
"Đây là câu chuyện cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ban, ngành, các cơ quan lãnh đạo. Tôi cũng mong muốn UBCKNN sẽ có vị thế và vai trò cao hơn, độc lập hơn bởi quy mô thị trường đang ngày càng lớn", TS. Cấn Văn Lực bình luận thêm.
Bước sáng phần thảo luận của phiên I, TS.Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn điều phối.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Qua các tham luận và phần phát biểu của TS. Cấn Văn Lực đều nhắc đến hai từ "niềm tin", qua đó khẳng định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dòng vốn hiện nay chính là mất niềm tin nhà đầu tư, vậy câu hỏi đầu tin xin hỏi ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương: Với tình trạng đóng băng TPDN hiện nay thì cần làm gì để phục hồi niềm tin từ nhà đầu tư?
Bảo hiểm cho đầu tư trái phiếu để có niềm tin
Ông Nguyễn Tú Anh: Muốn phát triển bền vững phải củng cố niềm tin. Cốt lõi của thị trường hiện nay là niềm tin. Niềm tin xuất phát từ 2 phần: Một là ở thị trường, vĩ mô ổn định. Thứ hai là trên các khoản đầu tư của nhà đầu tư được bảo vệ, luật là công bằng với các bên.
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương). Ảnh: Trọng Hiếu.Trên thị trường TPDN đang giai đoạn phát triển như Việt Nam, để củng cổ niềm tin là xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu xếp hạng tín nhiệm quốc tế thì doanh nghiệp Việt Nam không bao giờ qua được xếp hạng quốc gia và hiện nay xếp hạng quốc gia của Việt Nam là chưa phải mức khuyến cáo đầu tư nên thị trường sẽ đưa thông điệp rất khác với thị trường trong nước.
Theo đó, cùng quá trình phát triển thị trường, cần có xếp hạng tín nhiệm vẫn theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn phải khuyến khích đầu tư.
Trong bối cảnh, bản thân các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước cũng đang xây dựng tín nhiệm, chúng ta quên mất vai trò của bảo hiểm. Nếu có bảo hiểm đầu tư, đánh giá rủi và bán rủi ro (công ty bảo hiểm), khi có rủi ro thì nhà đầu tư đã có bảo hiểm thì nhà đầu tư sẽ tín nhiệm, tin và xuống tiền.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tôi vừa nghe ông Nguyễn Tú Anh nhắc đến một khái niệm rất mới, đó là "bảo hiểm đầu tư trái phiếu", xin hỏi ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký, UBCKNN và bà Tạ Thanh Bình và TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng có bình luận gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Sơn: Câu chuyện bảo hiểm của tổ chức kinh doanh chứng khoán được đặt ra từ lúc xây dựng thị trường. Hơn 20 năm, chúng ta bàn về vấn đề công ty chứng khoán có mua bảo hiểm khi đầu tư chứng khoán hay không. Ở đây thì gói gọn lại là mua bảo hiểm cho khoản đầu tư trái phiếu.
Tôi xin phân biệt giữa TPDN công và TPDN riêng lẻ. Hiểu nôm na, trái phiếu phát hành riêng lẻ ra công chúng thì được quản lý chặt chẽ, phát hành cho người ít hiểu biết cho thị trường. Chào bán riêng lẻ là cho nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể hiểu là sự dàn xếp tài chính giữa trái chủ và các tổ chức phát hành.
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký (UBCKNN). Ảnh: Trọng Hiếu.Vậy cần bảo hiểm hay không? Nếu có thì đưa vào giá vốn phát hành. Một doanh nghiệp phát hành TPDN sẽ phát hành 10%-12%, nhưng giá vốn lên đến 15%, cần thiết mua thì có thôi, nhưng giá mua vốn đội lên. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có cần thiết không? Cái đó thì thị trường sẽ giải quyết.
Bà Tạ Thanh Bình: Dưới góc độ cá nhân, tôi thấy TTCK Mỹ có định chế được thành lập từ năm 1970 để bảo hiểm cho khoản đầu tư nhằm bảo hiểm cho tài sản của nhà đầu tư trên tài khoản đó không bị mất vì những lý do trái pháp luật trên thị trường như bị ăn cắp tiền trên tài khoản hoặc sử dụng trái phép chứng khoán của nhà đầu tư, thông qua cơ chế yêu cầu CTCK phải nộp khoản tiền nhất định.
Do đó, ở đây cần suy nghĩ về tính khả thi của việc bảo hiểm giá trị của khoản trái phiếu đó, nó phụ thuộc vào chất lượng kinh doanh của tổ chức phát hành.
Bà Tạ Thanh Bình. Ảnh: Trọng Hiếu.TS. Nguyễn Trí Hiếu: Không có bảo hiểm nào cho bảo hiểm cho trái phiếu, ở Mỹ không có công ty nào dám bảo hiểm bởi chi phí bảo hiểm rất cao. Thành ra các trái phiếu chỉ có bảo lãnh thì chỉ có một ngân hàng nào đó đứng ra bảo lãnh trái phiếu đó. Mô hình bảo hiểm trái phiếu không thể áp dụng và không khả thi.
Ông Nguyễn Trí Hiếu. Ảnh: Trọng Hiếu.Ông Nguyễn Tú Anh: Trên thị trường của bán CDF, Bond của Chính phủ cũng xếp hạng. thực ra mô hình CDF là bổ phiến trên thị trường. Bảo hiểm là không bắt buộc, có lựa chọn tạo điều kiện thị trường phát triển.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tôi rất hoan nghênh những ý kiến đề xuất vấn đề mới. Bảo hiểm trái phiếu là sáng kiến các cơ quan quản lý cần nghiêm túc nghiên cứu xem có khả thi để áp dụng tại Việt Nam hay không. Vấn đề tiếp theo Ban tổ chức rất kỳ vọng và mong các chuyên gia cho ý kiến, đó là với Nghị định (NĐ) 08 vừa ban hành, có kỳ vọng gì cho các bên phát hành hay không? Ý kiến đầu tiên xin mời ông Nguyễn Sơn.
Phát hành TPDN riêng lẻ có cần thiết xếp hạng tín nhiệm?
Ông Nguyễn Sơn: Thực tế NĐ08 sửa một số điều của NĐ153 và một số điều của NĐ65, trong đó có tạm ngưng thi hành một số điều khoản trong NĐ65.
Rất nhiều nội dung đã được bàn và cân nhắc, có nhiều nội dung được các chuyên gia bình luận không phải là mới như đáo hạn trái phiếu mà các nhà phát hành không thanh toán được với nhau, trước đây họ có thể ngồi lại với nhau để có thể gia hạn thì không vi phạm pháp luật về luật dân sự hoặc có thể thanh toán bằng tài sản khác nếu hai bên đồng thuận.
Nhưng giờ cần có pháp lý ràng buộc, luật hóa bằng các quy phạm, từ đó đưa vào câu chuyện đáo hạn các trái chủ và nhà phát hành có thể thỏa thuận với nhau để thanh toán bằng tài sản khác, nhưng cần có sự đồng thuận giữa trái chủ và nhà phát hành, đặc biệt cần tuân thủ các cam kết.
Phần thảo luận hấp dẫn với các đại biểu. Ảnh: Trọng Hiếu.Đây là điều cần thiết cho nhà phát hành có thể thực hiện rõ ràng, không sợ vi phạm pháp luật. Vấn đề thứ hai là cân nhắc khi chúng ta ban hành NĐ65 khi đó thị trường nóng quá và việc phát hành để siết đảm bảo ổn định, đưa lại câu chuyện thay lại khái niệm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng cách siết chặt hơn và buộc phải có định mứ tín nhiệm.
Song câu hỏi đặt ra là phát hành TPDN riêng lẻ có cần thiết xếp hạng tín nhiệm hay không? Các nhà phát hành phải tiếp xúc với tổ chức tín nhiệm, liệu có câu chuyện gì đằng sau không? Khi đây còn không phải doanh nghiệp nhà nước. Liệu bản định mức tín nhiệm này có phải là định mức tín nhiệm đủ tin tưởng hay không? Theo tôi tại thời điểm này chưa nhất thiết phải sử dụng và tạm lùi lại đến hết năm 2023 nếu cần thiết và chúng ta có đủ nguồn lực để phát triển các tổ chức tín nhiệm.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Chúng ta đang bàn đến câu chuyện xếp hạng tín nhiệm, một trong các giải pháp để khơi thông dòng vốn, ý kiến ông Nguyễn Sơn thì cho rằng nên lùi thời gian áp dụng một số nội dung Nghị định 08 lại, và bày tỏ hoài nghi liệu các công ty xếp hạng tín nhiệm có rơi vào tình trạng từng giống các đơn vị kiểm toán độc lập hay không.
Ở đây có đại diện của đơn vị xếp hạng tín nhiệm Fiin Group, ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành Khối dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn, xin mời ông có thể phản biện luôn.
Ông Lê Xuân Đồng: Đối Nghị định 08, Nghị định 65 sửa đổi, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với định hướng của Bộ Tài chính cũng như Chính phủ trong hỗ trợ thị trường.
Ông Lê Xuân Đồng.Để đưa ra dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, chúng tôi chuẩn bị rất kỹ cả về chất lượng nhân sự lẫn chuyên môn. Chuyên môn có sự hỗ trợ từ ADB nhận sự chuyển giao các phương pháp luận. Đúng có ý như ông Nguyễn Sơn nói, khi số lượng đợt phát hành nhà phát hành lớn, chúng tôi cũng thấy rằng cần có thêm nhiều hơn nhà xếp hạng tín nhiệm để chia sẻ công việc. Về đạo đức chuyên môn, đây vấn đề số 1 của nghề xếp hạng tín nhiệm.
Về chuyên môn, chúng tôi tự tin cho ra được kết quả tốt nhất. Hiện tại cũng có những quy định về vấn đề giao dịch, sở hữu trái phiếu để tránh xung đột giữa các nhà xếp hạng. Có sự thông đồng giữa nhà xếp hạng tín nhiệm hay không, thì nó giống như việc kiểm toán và hoàn toàn độc lập.
Nghị định 08 giúp khơi thông thị trường TPDN phát hành mới
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tiếp mạch câu hỏi này, tôi rất muốn nghe ý kiến của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam. Theo ông có thể kỳ vọng như nào vào Nghị định 08 để khơi thông cho việc phát hành trái phiếu tới đây?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh: Nhóm thứ nhất là giúp tái cơ cấu nợ TPDN khi cho doanh nghiệp hoán đổi nợ trái phiếu sang loại hình tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu... Trong thực tiễn thị trường doanh nghiệp đã triển khai thực hiện theo Bộ luật Dân sự. NĐ08 tạo khung pháp lý.
Hai là có thể đàm phán với nhà đầu tư để đàm phán kéo dài, giãn nợ tối đa 2 năm. Tinh thần chung của 2 nội dung, giúp doanh nghiệp tái cấu trúc nợ, thông qua kỳ hạn trả nợ. Còn lại là kéo dài thời gian một số quy định NĐ153, tạm hoãn một số quy định NĐ65.
Chúng ta vẫn kiên định hướng tới thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, lành mạnh. NĐ08 trước mắt tháo gỡ doanh nghiệp tái cấu trúc nợ, có thời gian nâng tầm theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp hơn, không phải thay đổi để doanh nghiệp phát hành thuận lợi hơn. Vấn đề là doanh nghiệp phải nâng tầm để chuyên nghiệp hơn, đáp ứng các chuẩn mới. Trong ngắn hạn là hỗ trợ tái cấu trúc nếu doanh nghiệp đàm phán được, có cơ hội phục hồi hoạt động, còn lại vẫn phải huy động qua hình thức khác ngoài TPDN.
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.Xếp hạng tín nhiệm, ngay trong quá trình tham gia dự thảo NĐ08, tôi cho rằng không nên hoãn áp dụng quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc cho hoạt động phát hành riêng lẻ. Trong thời gian qua, vấn đề của thị trường là nhà đầu tư mất niềm tin vì thiếu tính minh bạch, chuyên nghiệp, để đẩy mạnh.
Hiện nay, có 2 hình thức phát hành riêng lẻ và công chúng. Riêng lẻ chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhưng cần nhìn nhận rõ là nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện. Với Nghị định 65 và 08 không có quy định yêu cầu tốt hơn để phát hành trái phiếu mà chỉ là minh bạch. NĐ65 tính tới minh bạch trong công bố thông tin. NĐ08 với phát hành mới vẫn sẽ khó khăn, một là tâm lý nhà đầu tư trên thị trường trong thời gian qua là rất yếu, bởi nhiều lý do liên quan tới cả nguyên nhân khách quan và các vi phạm pháp lý của doanh nghiệp.
Hoạt động phát hành sẽ khó từ phía cầu. Về phía cung, nhu cầu phát hành là có nhưng năng lực, chất lượng tổ chức phát hành bị hạn chế. Nên phát hành hướng tới nhà đầu tư cá nhân là khó khăn, cần có thời gian để doanh nghiệp nâng tầm lên và thích ứng với bối cảnh thị trường.
Để định hướng chính sách quản lý thị trường vốn là hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, đảm bảo tính thị trường, không hành chính. Doanh nghiệp nào cũng có quyền phát hành trái phiếu nhưng doanh nghiệp phải hướng tới minh bạch, còn lại để thị trường tự đánh giá. Chúng ta nói nhiều tới làm thế nào lấy lại niềm tin nhà đầu tư. Thanh khoản thị trường sẽ có khi nhà đầu tư có niềm tin. Niềm tin sẽ đến từ sự minh bạch. Minh bạch đến từ chủ động của doanh nghiệp, đến từ yêu cầu của cơ quan quản lý, các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, minh bạch chưa đủ mà phải đi kèm với sự hiểu biết của nhà đầu tư - vấn đề giáo dục, nâng cao hiểu biết của các thành viên tham gia thị trường là rất quan trọng. Cùng với đó là một thể chế giám sát để các thành phần tham gia thị trường được đảm bảo công bằng. Cuối cùng là hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Quan trọng nhất là chất lượng của con nợ và tổ chức phát hành, như vậy thị trường sẽ bền vững.
Mong chính sách mới tác động tích cực lên thị trường
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Theo quan điểm ông Đỗ Ngọc Quỳnh, chúng ta có thể thấy khá rõ nhiều khía cạnh như việc tái cơ cấu nợ doanh nghiệp thời điểm hiện tại, câu chuyện xếp hạng tín nhiệm, câu chuyện thế nào là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tôi vẫn có một câu hỏi cốt lõi muốn hỏi là liên quan đến phát hành mới, Nghị định 08 có giúp tăng ngay được lượng phát hành mới trong năm nay không?
Hôm nay có đại diện Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính), đơn vị soạn thảo, xin mời ông có thể chia sẻ tác động NĐ08 tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Ông Phạm Văn Hiếu, Phó trưởng phòng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính): Quá trình xây dựng Nghị định 65 và Nghị định 08 đã nhận nhiều đóng góp của các chuyên gia. 2 Nghị định này được thực hiện trong 2 thời điểm thị trường tương đối khác nhau, dẫn đến khi thị trường có sự thay đổi, Bộ Tài Chính đã phối hợp các bộ, ngành trình Chính phủ Nghị định 08.
Ông Phạm Văn Hiếu. Ảnh: Trọng Hiếu.Như ông Đỗ Ngọc Quỳnh đã chỉ ra có 2 điểm chính là lùi thời hạn thi hành 1 số quy định; một số quy định rõ hơn quyền trách nhiệm nhà đầu tư, nhà phát hành. Cơ quan soạn thảo mong Nghị định có tác động tích cực lên thị trường. Như phân tích, cái khó khăn của thị trường TPDN thời gian qua có nguyên nhân khách quan nhiều hơn, không chỉ nội tại thị trường TPDN mà còn các thị trường khác, cũng như các vấn đề trong và ngoài nước.
Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục theo dõi và mong nhận tham vấn từ các chuyên gia để cập nhật diễn biến thị trường. Hy vọng sau 1 năm nữa, khi nhìn nhận lại, thị trường có bước phát triển tốt hơn, nền tảng tốt hơn phát triển trong dài hạn.
Mở một cửa cho doanh nghiệp trả nợ nhà đầu tư
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Trong các tham luận sáng nay có đề cập đến khối lượng trái phiếu đáo hạn trong thời gian ngắn tới đây là khá lớn, vậy liệu có xảy ra nguy cơ đổ vỡ thị trường trái phiếu hay không, nếu đổ vỡ thì sẽ dẫn tới hệ lụy như nào với nền kinh tế? Ở đây có đại diện Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, xin mời chia sẻ từ ông Dương Hồng Hà, Phó trưởng Ban Giám sát tổng hợp (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia).
Ông Dương Hồng Hà: NĐ08 đã mở một cửa cho doanh nghiệp giúp họ tìm cách trả nợ nhà đầu tư, tuy nhiên cần xem xét một số điều rằng liệu có khả thi hay không bởi không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản để hoán đổi cho nhà đầu tư (NĐT), cần thống nhất giá trị tài sản, mức giá nào là phù hợp đối với NĐT, về cơ cấu NĐT có một số NĐT nhỏ lẻ vậy nhà đầu tư phải đồng sở hữu hay bỏ thêm tiền.
Ông Dương Hồng Hà. Ảnh: Trọng Hiếu.Thời gian giãn hoãn nợ trong bối cảnh như này thì có phù hợp không, có phải điều chỉnh thêm không và cần sớm tổng kết kết quả thực hiện Nghị định trong 3-6 tháng tới.
Cần dự phòng các giải pháp mạnh hay cần thành lập quỹ hỗ trợ trái phiếu không, cần nhìn xa hơn, phối hợp giải pháp khác khi nguồn cầu từ NĐT cá nhân trong thời gian tới sẽ thấp, do đó phải lưu ý đến nguồn cầu của NĐT tổ chức.
Trong quá trình triển khai sẽ có khó khăn nhất định cần có biện pháp, dự báo vấn đề có thể phát sinh trong kịch bản xấu. Bất cứ thị trường TPDN nào cũng đều có tỷ lệ rủi ro nhất định vào khoảng 3%.
Theo thống kê có tổng dư nợ các doanh nghiệp đã phát hành là 110.000 tỷ đồng trong đó hơn 30.000 tỷ đồng đáo hạn trong năm 2023, lưu ý rằng đây là trong điều kiện chưa áp dụng NĐ08.
Theo tôi trước mắt không nên đề cập đến vấn đề đổ vỡ TPDN vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và ảnh hưởng dây chuyền. Hệ lụy dẫn đến là mất mát tài sản của nhà đầu tư cá nhân, chủ doanh nghiệp phải bán tài sản để trả nợ thay DN, ảnh hưởng đến nền kinh tế, ngoài ra khi thị trường TPDN xấu đi sẽ ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng.
Thị trường sẽ nhích dần lên và bền vững hơn
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Chắc chắn các số liệu cho chúng ta thấy rủi ro hiển hiện trong việc thanh toán các khoản nợ, đặc biệt của các doanh nghiệp bất động sản, tất cả chúng ta đều kỳ vọng công tác giám sát từ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ góp phần làm lành mạnh thị trường, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Liên quan đến vấn đề này tôi muốn nghe thêm ý kiến chia sẻ của TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia.
TS Lê Xuân Nghĩa: Bản chất vấn đề không phải TPDN mà thực chất của thị trường động sản (BĐS) và sự liên minh của thị trường này với các ngân hàng, thông qua tập đoàn sân sau. Từ đó, đẩy giá bất động sản lên phân khúc đầu cơ (cao cấp), kéo theo toàn bộ mặt bằng lãi suất lên.
Vì lãi suất cao như vậy các nhà đầu tư mua bất chấp rủi ro. Đẩy giá 1m2 nhà ở chung cư quận 1 lên đến 1 tỷ đồng, 1m2 đất quận 2 lên đến 2,3 tỷ. Đây là vấn đề dài hạn, ảnh hưởng vấn đề nợ xấu của ngân hàng thương mại bởi tài sản đảm bảo từ đó mà ra.
TS. Lê Xuân Nghĩa. Ảnh: Trọng Hiếu.Nghị định 08 ra đời, giải quyết 7 vấn đề lớn như: Cho phép nhà phát hành thêm một năm để tiếp tục phát hành trái phiếu riêng lẻ; người mua cũng thêm một năm chưa phải tuân thủ nhà đầu tư chuyên nghiệp; cho phép doanh nghiệp thêm một năm nâng cao năng lực; cho phép doanh nghiệp sử dụng tài sản khác để trả nợ;
Cho phép gia hạn thêm 2 năm đồng nghĩa với việc cho phát hành thêm đợt phát hành trái phiếu mới để đảo nợ với lãi suất vẫn như cũ; làm nhà đầu tư, nhà phát hành có niềm tin khi Nhà nước, Chính phủ đồng hành và không hình sự hóa. Mức độ tác động vào thực tiễn và lấy lại niềm tin là chưa đánh giá được. Nhưng đây là động thái bước đầu để nhà phát hành, nhà đầu tư dần lấy lại niềm tin khi thị trường lao dốc.
Bản chất vấn đề là khủng hoảng phân khúc BĐS, vì đầu cơ đẩy giá với mức giá trên trời. Về ngắn hạn, quan trọng nhất là cung tiền của Ngân hàng Trung ương. Tập trung toàn bộ nguồn lực để xử lý cho phân khúc cho nhà ở giá rẻ, kéo giá toàn bộ thị trường BĐS đi xuống.
Về dài hạn, thị trường chứng khoán có triển vọng tích cực khi có một số yếu tố tích cực tác động như việc nới lỏng của ngân hàng hay niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài hay Nghị định 08... Do đó, thị trường chứng khoán vẫn có sự chao đảo nhất định, nhưng từ quý III năm nay (2023), thị trường sẽ nhích dần lên và bền vững hơn.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến của TS. Lê Xuân Nghĩa, ông đã có nhận định thị trường sẽ tích cực trong dài hạn, ông cũng đã phân tích 7 tác động lớn của Nghị định 08, và cho rằng sẽ có tác động tích cực tới thị trường. Sáng nay khi dự báo thì trong phát biểu bà Tạ Thanh Bình cũng nêu những yếu tố tích cực, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng đã phân tích thêm, Ban tổ chức rất kỳ vọng những dự báo đó sẽ thành hiện thực, kỳ vọng thị trường trái phiếu sẽ có những bước phục hồi từ quý III/2023.
PHIÊN II: VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: NHỮNG NÚT THẮT VÀ GIẢI PHÁP KHƠI THÔNG
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem xét đánh giá một kênh huy động vốn khác, đó là kênh tín dụng. Tham luận của TS. Nguyễn Trí Hiếu: Giải pháp khơi thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng" sẽ mở đầu cho phiên thứ II.
Các ngân hàng đang đối mặt với vấn đề thanh khoản
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Sắp tới đây, trái phiếu BĐS không trả được nợ, hệ số CAR ngành ngân hàng đi về đâu? rất có thể hệ số CAR sẽ từ 11,69% về dưới 10%. Chúng ta đang trong tình trạng khá rủi ro. Đâu là yếu tố rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới tình hình tài chính ngân hàng Việt Nam?
TS. Nguyễn Trí Hiếu trình bày tham luận. Ảnh: Trọng Hiếu.Trước hết, các ngân hàng đang đối mặt với vấn đề thanh khoản. Một vài ngân hàng đang hoàn toàn trông cậy vào sự trợ giúp của NHNN để bảo toàn thanh khoản (khả năng trả tiền gửi khách hàng, trả nợ).
Sự thiếu hụt thanh khoản đến từ 2 nguyên nhân chính: Một là nợ xấu làm dòng tiền cho vay không trở lại và do đó buộc ngân hàng phải huy động vốn mới với lãi suất cao để bù đắp thanh khoản. Hai là các khoản đầu tư nhiểu rủi ro, trong đó có việc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, trong khi nhiều nhà phát hành trái phiếu phải hoãn nợ.
Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định số 08 để khơi thông thị trường trái phiếu đang đóng băng vì nhiều nhà phát hành đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Cũng vì thiếu thanh khoản nhiều ngân hàng vẫn phải duy trì lãi suất cao để huy động tiền gửi. Lãi suất huy động cao đẩy lãi suất cho vay cao làm tê liệt nền kinh tế và đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình trạng ngưng hoạt động hay phá sản.
Cứ như thế, vòng xoáy doanh nghiệp gặp khó khăn đưa đến nợ xấu và chậm trả nợ; nợ xấu và hoãn nợ dẫn đến tăng lãi suất để huy động vốn mới để trả vốn cũ và từ đó đẩy lãi suất lên cao, tạo ra nguyên nhân nhiều doanh nghiệp bị đánh bật khỏi thị trường. Cuối cùng, khủng hoảng và suy thoái sẽ xuất hiện.
NHNN giảm lãi suất điều hành, hình như thị trường có sự nghi ngại về chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN. Tại sao Ngân hàng Trung ương thế giới vẫn tăng, NHNN Việt Nam lại giảm? Giảm lãi suất lúc này có thể là tín hiệu quá sớm. Nếu FED tiếp tục tăng lãi suất, VND không tăng sẽ làm tỷ giá tăng, bất ổn ngoại hối, có dòng tiền chảy khỏi Việt Nam để đi vào nơi có lợi nhuận cao hơn. Cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng? Làm sao cho thông suốt?
Ngân hàng hiện tại chất lượng tài sản là vấn đề, nợ xấu là ách tắc trong tín dụng ngân hàng, nhiều vốn huy động mới là trả nợ cũ, không phải để sử dụng cho vay mới nên tăng trưởng tín dụng rất thấp các tháng đầu năm nay. Với chất lượng tài sản, trong đó có nợ xấu.
Để khai thông nguồn vốn, thứ nhất là làm "cơ thể" ngành ngân hàng lành mạnh cần minh bạch các con số, thông tin về nợ xấu. Nợ xấu không biến mất khi chỉ che dấu nó dưới một vài con số đẹp.
Thứ 2, VAMC đã xây dựng sàn giao dịch nợ xấu nhưng giải quyết chẳng được bao nhiêu nên cần làm sao cho sàn này hoạt động thực chết.
Thứ 3, Nghị định 42 sắp hết hạn có thể được gia hạn hoặc luật hoá, tốt hơn hết là được luật hoá.
Cuối cùng là cơ quan thanh tra, quản lý cần tập trung thanh tra vào bất động sản, chứng khoán.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn - điều phối phần thảo luận mở. Ảnh: Trọng Hiếu.Về NĐ08, vấn đề thị trường TPDN là niềm tin. Xếp hạng tín nhiệm cần được đẩy nhanh vì chỉ công ty xếp hạng tín nhiệm mới cho nhà đầu tư biết doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không. Thông lệ tại nhiều nước, các quỹ đầu tư ở các nước khuyến cáo nhà đầu tư chỉ đầu tư vào những công ty có xếp hạng tín nhiệm được đánh giá khuyến cáo đầu tư. Doanh nghiệp nào không có xếp hạng tín nhiệm không được khuyến nghị đầu tư và chỉ có khả năng phát hành cho các cá nhân riêng lẻ, rủi ro cao, lãi suất cao.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn bài trình bày của TS. Nguyễn Trí Hiếu, quan điểm có thể còn khác nhau nhưng gợi mở nhiều vấn đề mới. Sau bài tham luận vừa rồi, có một số nội dung đã rõ ràng, nhưng có một số vấn đề cần làm rõ hơn, chúng ta cứ thẳng thắn thảo luận.
TS. Nguyễn Trí Hiếu đã đề cấp đến chất lượng các ngân hàng, đây không những là kênh cấp vốn mà còn là chủ thể trên thị trường chứng khoán, cần phải ngay lập tức có phương án nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng.
Tôi rất mong muốn các ý kiến tiếp theo sẽ đánh giá được việc huy động vốn qua kênh ngân hàng như nào, liệu tăng trưởng tín dụng năm nay có đạt được hay không, lãi suất có giảm được như đề ra hay không? Ở đây có đại diện NHNN và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tôi rất muốn nghe ý kiến bình luận 2 đơn vị liên quan. Đầu tiên xin mời ông Trịnh Quốc Hùng, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước).
Tăng trưởng tín dụng đến ngày 17/3 khoảng 1%
Ông Trịnh Quốc Hùng:
NHNN đã báo cáo các cấp phê duyệt phương án cơ cấu lại 3 ngân hàng mua bắt buộc. Về chất lượng nợ của hệ thống ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu năm 2022 là 2%. Vấn đề thanh khoản của thị trường hiện nay khá tốt, đấy là một trong nhưng lý do vừa qua NHNN hạ lãi suất điều hành.
Ông Trịnh Quốc Hùng. Ảnh: Trọng Hiếu.Tình hình lạm phát trên thế giới trong năm 2022 lên rất cao song những gần đây đã chững lại, có dấu hiệu tạo đỉnh, đây là cơ sở hạ lãi suất điều hành để tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng vay vốn và có điều kiện để sản xuất kinh doanh.
Về vấn đề tái cấu trúc, Chính phủ đã phê duyệt quyết định 869 tái cơ cấu NHTM và xử lý nợ xấu, quyết định này đã giúp NHTM triển khai các phương án, hướng dẫn ngân hàng xử lý nợ xấu.
Về khơi thông nguồn vốn, theo đánh giá của chúng tôi, tăng trưởng tín dụng đến 17/3 khoảng 1%, nếu so với năm 2022 thì thấp hơn nhưng không chênh nhiều với các năm trước, bởi một số nguyên nhân khác quan là quý I rơi vòa dịp Tết nên sau thời gian nghỉ quay lại sản xuất kinh doanh chậm, nhu cầu vốn thấp.
Bên cạnh đó, tình hình trên thế giới làm phát cao nên đơn hàng đặt giảm, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, giảm nhu cầu vay vốn, hai là do tác động COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng. Một yếu tố ảnh hưởng nữa là đầu tư công chậm.
Có thể thấy, hội nghị bất động sản đã chỉ ra rất nhiều vướng mắc, trong đó là vấn đề pháp lý, dẫn đến nhiều dự án tốt nhưng vướng điều kiện pháp lý về đất đai, đầu tư từ đó ảnh hưởng đến việc vay.
Theo tôi hiện nay còn hơi sớm để đánh giá là chậm, tuy nhiên về phía NHNN đã có động thái giảm lãi suất, yêu cầu các chi nhánh thiết lập đường dây nóng để tiếp cận, hỗ trợ khách hàng vay vốn; đồng thời tích cực chỉ đạo NHTM tiết giảm chi phí, chỉ đạo công tác thanh tra xử lý vi phạm.
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ông Trịnh Quốc Hùng. Tiếp theo Ban tổ chức có câu hỏi muốn đặt ra là liệu có thể tăng tốc giải ngân vốn tín dụng theo mục tiêu đã đề ra và giải quyết được nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ. Xin mời ý kiến của ông Dương Hồng Hà, Phó trưởng Ban Giám sát tổng hợp (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) và ông Nguyễn Bá Khang, Phó giám đốc Trung tâm thông tin giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia).
Có thể tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên
Ông Dường Hồng Hà: Khó có thể trả lời câu hỏi liệu dự báo tăng trưởng tín dụng có đạt như mục tiêu đề ra hay không. Tăng trưởng tín dụng năm nay được xác định là chậm và nhiều khó khăn. Và, nếu tính chỉ trong quý I thì chưa thể đánh giá hết được.
Ông Dương Hồng Hà. Ảnh: Trọng Hiếu.Như đã trao đổi, từ các giải pháp với thị trường TPDN và thị trường bất động sản, chúng ta kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề về thanh khoản, nhưng cũng có yếu tố khác tác động từ là thế giới. Điển hình là nhóm doanh nghiệp xuất khẩu bị ảnh hưởng. Do đó, tăng trưởng tín dụng thời gian tới cần tiếp tục theo dõi.
Về nợ xấu hệ thống tổ chức tín dụng, trước hết cần xác dịnh đúng quy mô nợ xấu thực tế là bao nhiêu? Như quan điểm tôi vừa nói thì nợ xấu báo cáo khoảng 2%, cộng thêm một số khoản là hơn 4%. Nợ xấu có đặc điểm là phân bổ không đồng đều. Không phải tổ chức tín dụng nợ xấu hết mà trọng tâm trọng điểm chỉ một số tổ chức nào đó. NHNN và cơ quan quản lý giảm sát nhìn nhận rủi ro đó rồi.
Với các khoản nợ xấu ở những đơn vị đó, các cơ quan quản lý có giải pháp tái cấu trúc xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tôi nghĩ là có thể tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên trong thời gian tới, do đó chúng ta cần kiểm soát mức độ an toàn với hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Cấn tăng tốc khơi thông dòng vốn
Ông Nguyễn Bá Khang: Tôi đồng tình với nhận định của đại diện NHNN, điểm khác biệt năm nay là chúng ta chủ động hạ lãi suất điều hành ngay từ đầu năm. Liên quan đến lạm phát, thành phần mang tính chu kỳ, tuy nhiên áp lực không quá lớn. Bên cạnh đó là áp lực tỷ giá, cũng không thực sự lớn như năm trước. Thời gian tới, tín dụng tăng tốc là điều sẽ xảy ra.
Ông Nguyễn Bá Khang. Ảnh: Trọng Hiếu.Tăng trưởng tín dụng mang tính mùa vụ, những tháng đầu năm tăng chậm thì những tháng sau sẽ tăng dần lên. Trên hết, chúng ta đang trong tình huống khó khăn, trong 2 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng các khu vực kinh tế tương đối chậm, đặc biệt chỉ số sản xuất công nghiệp lại giảm so với cùng kỳ. Do đó, cần tăng tốc khơi thông dòng vốn.
Đầu tiên cần hạ lãi suất. Với lãi suất 14-15% rất khó để doanh nghiệp kinh doanh, do đó, cần hạ mức lãi suất nhưng việc hạ lãi suất cần có độ trễ, kỳ vọng 3 tháng để ngân hàng cân đối lại nguồn. Thời gian tới, tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ tốt hơn, khả năng đạt 14-15% cần phải nổ lực rất nhiều, vì nếu không đạt mức này rất khó để đạt mục tiêu GDP 6.5%
TS. Nguyễn Anh Tuấn: Trước khi kết thúc hội thảo, tôi rất muốn nghe ý kiến của ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Từ sáng tới giờ đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã lắng nghe nhiều ý kiến, ông đánh giá thế nào về khả năng khơi thông nguồn vốn, từ các kênh chứng khoán, tín dụng, đến đầu tư công... và một số lo ngại như các chuyên gia đã đặt ra?
Giải bài toán vốn như tắc đường giao thông, mỗi bên phải lùi lại một chút
Ông Nguyễn Hải Nam: Nghị định 08 cho dư địa để doanh nghiệp đàm phán với trái chủ. Đề xuất: NHTM, công ty quản lý quỹ, trái chủ nhìn bức tranh rộng ra, xem xét, cân nhắc giãn nợ cho doanh nghiệp; cho phép đổi tài sản nhưng phải cân nhắc xem giá như thế nào.
Khơi thông nguồn vốn cho thị trường như tắc đường thì mỗi bên phải lùi lại một chút, không chỉ khư khư giữ lại quyền lợi của mình, tạo điều kiện cho các kênh vốn.
Bản chất là từ tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có lãi, dự án có hiệu quả. Lưu ý rằng, có doanh nghiệp triển khai hơn 50 dự án một lúc, có doanh nghiệp đòn bẩy hơn 30 lần vốn chủ. Như vậy cần có cơ cấu lại từ phía doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hải Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.Cơ quan quản lý Nhà nước nhất trí là cần công khai, minh bạch. Cần có cơ sở dữ liệu. Cần có thông tin để nhà đầu tư phân biệt. Cần có sự kiểm soát từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Ngân hàng cần có sự tích cực để gỡ khơi thông, thời hạn nợ, phân loại nợ, chuyển nhóm nợ. Cần giải quyết vấn đề về thanh khoản.
Ngoài ra, Bộ Tài chính, NHNN cần thực hiện nhanh, quyết liệt hơn nữa để đảm bảo củng cố niềm tin nhà đầu tư, để nhà đầu tư dần dần hồi phục lại chứ hiện nay họ rất sợ. Đội phản ứng cho thanh khoản của Mỹ cũng là một kinh nghiệm.
TS. Nguyễn Anh Tuấn phát biểu kết luận toạ đàm:
Xin cảm ơn phần phát biểu ông Nguyễn Hải Nam, có những ý đã thay mặt bạn tổ chức (BTC) khái quát lại, và có những ý kiến bày tỏ góc nhìn từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Thưa quý vị, trước hết rất cảm ơn sự có mặt và tham gia thảo luận các chuyên gia trong buổi sáng nay. BTC đánh giá các ý kiến phát biểu hết sức thẳng thắn, tâm huyết với chủ đề làm gì để khơi thông nguồn vốn. Các tham luận của các chuyên gia đã trình bày hay tại kỷ yếu đã cho thấy rõ thực trạng thị trường vốn hiện nay, đây là tài liệu rất quý với BTC cũng như cơ quan chức năng của Chính phủ. Trong các tham luận đã cho thấy một điều đó là thị trường đang bị ách tắc tất cả các kênh.
Qua phần thảo luận, chúng ta đã làm rõ hơn mức độ ách tắc, đặc biệt với TTCK chúng ta đã dành nhiều thời gian thảo luận sâu về trái phiếu doanh nghiệp. Các chuyên gia cũng đã đánh giá một số tác động của Nghị định 08 và khuyến nghị cần theo dõi sát những tác động từ Nghị định 08 tới thị trường để kịp thời có điều chỉnh, mục đích chính vẫn là khơi thông dòng vốn trái phiếu doanh nghiệp, tránh đi rủi ro lớn, nếu không nói thậm chí nguy cơ đổ vỡ.
Các tham luận cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khơi thông thị trường vốn nói chung và trái phiếu nói riêng, trong đó đều có chung quan điểm cần phải lấy lại niềm tin nhà đầu tư và xem đây là một trong những vấn đề mấu chốt.
Những giải pháp này sẽ được BTC tổng hợp thành các nhóm giải pháp, cơ quan chủ quản là Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng sẽ có báo cáo để gửi các cơ quan chức năng.