CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số

Invest Global 09:49 13/12/2021

Ngành Ngân hàng Việt Nam, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế cùng với sự năng động và nhạy bén của mình, đã và đang vận dụng rất tốt các thành tựu của sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc về trí tuệ nhân tạo - AI và dữ

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III, diễn ra chiều ngày 11/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số nhấn mạnh, cần cấp bách thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực ngân hàng, thuế, hải quan, đất đai, logistics, giáo dục và đào tạo… Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tại buổi làm việc với các lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chủ trương của Việt Nam là hiện đại hóa nhanh lĩnh vực tài chính, ngân hàng để các lĩnh vực này đi đầu trong chuyển đổi số…

ngan hang tien phong trong chuyen doi so Ảnh minh họa

Trên thực tế trong thời gian qua, NHNN đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động, và ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động hệ thống ngân hàng ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số. Đơn cử, NHNN cho phép các NHTM triển khai mở tài khoản trực tuyến (eKYC). “Việc NHNN đứng vị trí số hai trong bảng xếp hạng DTI năm 2020, trong đó chỉ số kiến tạo thể chế xếp thứ nhất cho thấy ngành Ngân hàng rất quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số”, lãnh đạo NHNN nhấn mạnh.

Hiện có 95 ngân hàng đã và đang xây dựng triển khai chiến lược chuyển đổi số. Hàng loạt ngân hàng tập trung số hoá dịch vụ, đáp ứng kì vọng ngày càng gia tăng của khách hàng, trong đó một số ngân hàng lớn đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ với mục tiêu dẫn đầu về ngân hàng số trên thị trường. Qua số liệu thống kê của 10 NHTM lớn, mức đầu tư cho chuyển đổi số ước tính 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Chi phí đầu tư nguồn lực hoạt động chuyển đổi số chiếm 20-30% tổng chi phí đầu tư hoạt động cho thấy đầu tư khá lớn. Các thành tựu CMCN 4.0 được TCTD ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi như thanh toán, tín dụng, tiết kiệm; thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm 90% về số lượng và 150% về giá trị.

Với kết quả vượt trội đó, năm 2021, các ngân hàng Việt Nam được MKensey đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Một số ngân hàng đã giành giải thưởng lớn trong chuyển đổi số. TPBank được tổ chức Enterprise Asia trao tặng giải thưởng cho hai hạng mục Doanh nghiệp xuất sắc châu Á và giải thưởng Thương hiệu truyền cảm hứng APEA 2021. Tuần qua, ngân hàng này lần thứ ba được Hội truyền thông số Việt Nam vinh danh “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”. Lãnh đạo ngân hàng này chia sẻ, TPBank đã theo đuổi chiến lược số hóa từ rất sớm với sự đầu tư công nghệ bài bản. Điều này giúp ngân hàng thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, trở thành ngân hàng số hàng đầu tại Việt Nam.

Không chỉ TPBank, nhiều ngân hàng Việt đã tăng tốc đầu tư cho công nghệ số và đưa ra nhiều mô hình kinh doanh mới, hướng tới chuyển đổi toàn diện từ văn hoá “lấy sản phẩm làm trung tâm” sang “lấy khách hàng là trọng tâm”. Ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với nâng cao năng lực lõi cho phép ngân hàng phát triển hệ sinh thái kết nối các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số nhằm mang lại trải nghiệm liền mạch, thuận tiện và cá nhân hoá cao cho khách hàng. Đơn cử hệ sinh thái tiện ích của MBBank với những dịch vụ mới liên tục ra mắt trong năm 2021 như miễn phí đăng ký tài khoản trùng số điện thoại, dịch vụ “tích xanh” nâng cấp mức độ bảo vệ cho tài khoản và thẻ thanh toán của MBBank…

Giới chuyên môn đánh giá, ngành Ngân hàng Việt Nam, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế cùng với sự năng động và nhạy bén của mình, đã và đang vận dụng rất tốt các thành tựu của sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc về trí tuệ nhân tạo - AI và dữ liệu lớn (Big data) vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, theo thống kê của WB, từ nay đến năm 2030, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức hai con số; Và so với nhiều quốc gia khác thì Việt Nam có dân số tương đối trẻ. Đây sẽ là một trong những lực lượng chính tham gia vào thị trường tài chính và tạo nên hình thái của thị trường tài chính trong thời gian tới. Đặc biệt, Chính phủ và NHNN đều có động thái cởi mở trong hoạt động chuyển số sẽ là cơ hội lớn để ngành Ngân hàng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực này trong một vài năm tới.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng. Để thực hiện mục tiêu nói trên, trong thời gian tới NHNN sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho hoạt động chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi quá trình chuyển đổi số…

Song, để thực hiện được mục tiêu Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng, theo chia sẻ của Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, không chỉ nỗ lực của ngành Ngân hàng mà cần có sự tham gia, phối hợp tích cực từ các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan.