CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chúng ta đòi hỏi nhà đầu tư công nghệ cao, phải bảo vệ môi trường như tổ chức thực hiện lại chưa thực sự tốt. Ông Thắng nhấn mạnh: "Các giải pháp không đúng mãi theo thời gian, chỉ đúng trong từng giai đoạn, từng bối cảnh. Nếu áp dụng một giải pháp mãi thì sẽ không đem lại kết quả tốt".
Covid-19 đã cho chúng ta một bài học về huy động nguồn lực toàn dân. Vì thế ông Thắng cho rằng về đầu tư nước ngoài phải có chỉ đạo sát. Tổ công tác phải giao nhiệm vụ cụ thể, giống như chống dịch Covid-19. Tạo ra sự đồng thuận để toàn bộ hệ thống chính trị hiểu rõ vai trò của đầu tư nước ngoài.
"Cái khó là doanh nghiệp chúng ta phụ thuộc vào nước ngoài nhiều. Họ cắt đầu ra, không cấp đầu vào là ta cũng khó. Vì thế cần có sự quản lý của nhà nước, trong khi làm vấn đề vĩ mô thì đồng thời phải có tay dắt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm sao tạo điều tiện để họ tiếp cận vốn".
TS. Phan Hữu Thắng đặt câu hỏi: "Có thực sự có làn sóng này không? Phần lớn bây giờ chúng ta vẫn nghĩ là chúng ta hay quá, chúng ta chiến thắng Covid-19 là chúng ta có hết rồi, cứ thế là người ta vào thôi. Mọi thứ không dễ như vậy".
Ông Thắng giải thích, cách đây vài năm, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ, đã có sự chuyển dịch rồi, nhưng chúng ta hay nghĩ là chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Song, những con số thống kê thì không nói vậy.
Xu hướng chuyển dịch ở đây, theo ông Thắng, là chuyển dịch toàn cầu, trong đó có một phần từ Trung Quốc sang, nếu có, chứ trong thực tế thì cũng không phải vậy:"Anh Phú (ông Nguyễn Xuân Phú - PV) có cái nhà máy đó, anh có dễ dàng "bốc" nhà máy của anh đi ngay được không? Chỉ là giải thể một doanh nghiệp thôi đã mất rất nhiều thời gian rồi. Còn thanh lý, còn bao nhiêu vấn đề khác, nên trong năm 2020 thì không chắc là dòng vốn từ Trung Quốc sẽ sang ngay mình".
Với tình hình đại dịch Covid-19 như vậy, tình hình thị trường mỗi nước đều thay đổi. Nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sẽ tự lựa chọn, sẽ giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc và chuyển dần sang các hướng khác, trong đó có Việt Nam.
Ông Thắng gọi vốn F1 là vốn từ Mỹ sang Việt Nam. Vốn F2 là từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đón vốn F2 thì khó, nhưng F1 thì dễ hơn và nhanh hơn. Và khả năng hấp thụ phụ thuộc vào chính Việt Nam.
"Cơ hội chỉ đến với Việt Nam hay đến chung với mọi người?" - ông Thắng nói. "Mọi người đều hiểu rồi, thực ra cơ hội là khả năng trong bối cảnh Covid-19 đang thay đổi toàn bộ kinh tế xã hội đất nước. Nhưng đã có xu hướng chuyển dịch rồi, thì vốn F1, từ Mỹ, châu Âu... mới là quan trọng".