CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

USABC và AmCham Việt Nam ủng hộ việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Invest Global 15:01 24/07/2024

Hoa Kỳ xếp hạng Việt Nam vào nhóm nền kinh tế phi thị thường kể từ năm 2021. Hồi tháng 10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ bắt đầu quy trình xem xét Việt Nam là nền kinh tế thị trường và quá trình này dự kiến sẽ có kết quả vào cuối tháng 7.

Hoa Kỳ xếp hạng Việt Nam vào nhóm "nền kinh tế phi thị thường" kể từ năm 2021. Hồi tháng 10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ bắt đầu quy trình xem xét Việt Nam là "nền kinh tế thị trường" và quá trình này dự kiến sẽ có kết quả vào cuối tháng 7.

Phía Việt Nam đã gửi nhiều hồ sơ với phía Hoa Kỳ để khẳng định mình đạt tiêu chí nền kinh tế thị trường. Các đơn vị tiêu biểu bao gồm Bộ Công Thương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tập đoàn Hoa Sen và các đối tác, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest).

Một điều đáng ghi nhận là nhiều đơn vị từ Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc này với Việt Nam, bao gồm Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (USABC) và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam).

Nguyen Phu Trong Donald TrumpTổng Bí thư , Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Phủ Chủ tịch vào ngày 27/2/2019 . Ảnh tư liệu của TTXVN

AmCham

AmCham Việt Nam đã gửi thư bày tỏ ý kiến của mình tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, nói rằng Việt Nam "rất khác" so với 11 nước khác đang bị đánh giá là nền kinh tế phi thị trường. Việc Việt Nam "tốt nghiệp" và đạt trạng thái nền kinh tế thị trường sẽ tốt cho cả lợi ích của Hoa Kỳ.

AmCham cũng nêu ra việc đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường khởi nguồn từ vụ việc về cá tra 20 năm trước, còn giờ kinh tế Việt Nam đã khác. Hồi trước, yếu tố công trong nền kinh tế là lớn nhưng giờ đây, nền kinh tế Việt Nam đã đổi mới và cởi mở, ví dụ như việc tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và được công nhận là nền kinh tế thị trường bởi nhiều nước, bao gồm Vương quốc Anh, Canada, Australia, Nhật Bản.

AmCham cũng khẳng định các doanh nghiệp hội viên của mình tham gia tích cực vào việc đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và cũng hưởng lợi từ việc này. Hoa Kỳ đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và việc này có sự đóng góp lớn từ việc Việt Nam áp dụng các giá thị trường hợp lý và quy định quốc tế.

USABC

Trong thư gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Gina Raimondo, USABC đã nêu ra các luận điểm chính ủng hộ Việt Nam về ngoại hối, lương, đầu tư nước ngoài, kinh tế công, sở hữu đất, và quản lý giá.

Về ngoại hối, USABC khẳng định Việt Nam đã từng quản lý tiền tệ chặt vào hồi những năm 2000s, khi đất nước đối mặt với thiếu hụt đô la Mỹ. Đến nay, vấn đề này đã không còn và hơn 1 thập kỷ vừa qua, hơn 130 doanh nghiệp thành viên của USABC hoạt động ở Việt Nam mà không có vấn đề gì về ngoại tệ.

USABC cũng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá theo cách "thả nổi có quản lý". Từ tháng 8/2015, NHNN đã mở rộng phạm vi biên độ tiền tệ giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ 1% thành 3%. Sau đó, tỷ giá này được điều chỉnh hàng ngày.

Phản bác ý kiến rằng lương ở Việt Nam không phải là đàm phán tự do giữa người lao động và người sở hữu lao động, USABC chỉ ra điều ngược lại hoàn toàn. Bộ luật Lao động của Việt Nam thậm chí còn ưu tiên người lao động, đặc biệt là người lao động với lương thấp.

USABC cho biết Việt Nam có nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng, nhưng các công ty Hoa Kỳ còn đưa ra mức lương thưởng cao hơn cả quy định tối thiểu này.

Về liên doanh và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, USABC khẳng định số lượng những ngành nghề hạn chế nước ngoài đã giảm mạnh từ 272 năm 2014 còn 25 vào thời điểm hiện tại. Chỉ còn vài ngành nghề nhạy cảm đang hạn chế nước ngoài như điều tra, an ninh, theo USABC. Chính phủ cũng đang tích cực làm việc với USABC để tiếp tục mở rộng các ngành nghề cho nước ngoài, bao gồm cả quy định về nới room ngoại.

Liên quan tới đất đai và vốn, USABC nói rằng tuy chủ thuyết phát triển kinh tế của 2 nước khác nhau, nhưng kinh tế tư nhân Việt Nam đang phát triển tốt. Các ví dụ tiêu biểu là tỉ trọng tăng dần của mảng tư nhân và nước ngoài trong GDP của Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.