CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Ông đánh giá thế nào về số lượng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói mà phía cơ quan Hải quan Trung Quốc cấp cho sầu riêng Việt Nam. Có thấp không, thưa ông?
Với danh sách 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói, đây là một sự đánh giá thực chất từ phía cơ quan Hải quan Trung Quốc. Phía Việt Nam có những sự kỳ vọng nhiều hơn, do vậy, trong thời gian tới về góc độ cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện những khuyến cáo, khuyến nghị của cơ quan Hải quan Trung Quốc.
Xuất khẩu sầu riêngHiện Cục đã có kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết để tới đây khi Trung Quốc tiếp tục cùng với cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam tiến hành các hoạt động kiểm tra trực tuyến nhằm đánh giá các cơ sở đóng gói cũng như vùng trồng thì chúng ta sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của họ.
Vẫn còn có tình trạng mạo danh mã số vùng trồng và đặc biệt với sầu riêng cũng đã xuất hiện. Ông đánh giá như thế nào về việc này và làm sao để chúng ta có thể xử lý, thưa ông?
Về việc một số doanh nghiệp đem hàng lên Lạng Sơn vừa qua là chưa được sự ủy quyền của các HTX. Do dó, chúng tôi đã yêu cầu cơ quan kiểm dịch không chấp nhận các hồ sơ đăng ký đó.
Cũng khẳng định rằng, đến thời điểm này chưa có một doanh nghiệp nào dám mạo danh mã số vùng trồng sầu riêng hay đưa ra in ấn các mã số này vào các thùng bao bì để phục vụ cho mục đích xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà họ chỉ mong muốn rằng được sự ủy quyền của các chủ sở hữu các mã số vùng trồng. Do đó, khi chúng tôi đưa ra những yêu cầu về sự ủy quyền bằng văn bản đối với chủ sở hữu vùng trồng, cơ sở đóng gói thì họ chưa đưa ra được.
Hiện chúng tôi đã chỉ đạo cho hệ thống kiểm dịch thực vật tại tất cả các cửa khẩu, theo đó, chỉ bao giờ có sự hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật và thông báo chính thức mã số mà phía Trung Quốc đã phê duyệt và căn cứ vào các mã số đó, cộng với các văn bản ủy quyền, đồng thời, căn cứ vào sản lượng của từng mã số một để trừ lùi và kiểm soát tổng sản lượng trên một mã số. Việc này giúp tránh trường hợp trong một mã số với sản lượng khoảng 20 nghìn tấn (ví dụ) nhưng chúng ta lại xuất khẩu lên 30 – 40 nghìn tấn.
Với hệ thống kiểm dịch cùng với các công cụ mà chúng tôi kiểm soát hiện nay thì hoàn toàn chúng ta có thể kiểm soát được, đảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói.
Hiện, Cục Bảo vệ thực vật và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm rất rõ, bài bản và đảm bảo khi các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, vùng trồng chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thì lúc đó mới được phép xuất khẩu.
Là các cơ quan chuyên môn quản lý vấn đề này, theo nhận định của chúng tôi, doanh nghiệp để chuẩn bị tốt nhất về thu mua, đóng gói, in mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào bao bì đó nhằm đáp ứng được đúng yêu cầu từ phía Cơ quan Hải quan Trung Quốc thì ít nhất 1 tuần nữa mới xong.
Chúng tôi cũng hi vọng, sang đầu tuần tới sẽ có những lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Để mở cửa được thị trường đã khó, giữ được thị trường càng khó hơn, ông có điều gì đặc biệt lưu ý đến các doanh nghiệp, cũng như bà con nông dân?
Việc mở cửa đã là cả một quá trình và hết sức khó khăn cho các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như sự nỗ lực của chính các địa phương trong việc phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)Tuy nhiên, việc giữ được thị trường này đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa. Muốn như vậy, chúng ta cần tiếp tục tuân thủ đầy đủ các quy định trong Nghị định thư, cũng như ý thức của doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn của địa phương, chủ sở hữu các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Các chủ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cần luôn luôn ghi nhớ đây là mã số vùng trồng của mình, cơ sở đóng gói của mình, quyền sở hữu của mình và cần có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Làm sao để duy trì được mã số cùng trồng đó, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật theo Nghị định thư mà chúng ta đã ký kết. Không phải chỉ một mùa vụ mà nhiều mùa vụ. Có như vậy chúng ta mới có thể duy trì được thị trường và mở rộng được thị phần tại thị trường xuất khẩu tỷ USD này.
Một số doanh nghiệp kiến nghị việc cấp mã số vùng trồng cần được đi trước một bước để đáp ứng được thị trường nội địa rồi mới tính đến bài toán xuất khẩu, ông nhận định gì về ý kiến này?
Đây là ý kiến hoàn toàn đúng bởi chúng ta đã có luật quy định rõ ràng, hơn nữa việc xây dựng mã số vùng trồng không phân biệt cho nội tiêu hay cho xuất khẩu mà xây dựng mã số vùng trồng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để phục vụ nội tiêu trước rồi mới hướng tới xuất khẩu. Vấn đề này, Cục Bảo vệ thực vật và các cục liên quan của Bộ sẽ thực hiện một cách bài bản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, việc chúng ta kiểm tra, đánh giá và cấp mã số cùng trồng là phải theo yêu cầu của các nước nhập khẩu và mỗi một nước nhập khẩu có một quy định khác nhau. Cũng là mã số vùng trồng đó, nhưng khi hàng hóa đó vào các thị trường khác nhau thì các đối tượng sinh vật gây hại cũng được quan tâm khác nhau, mức dư lượng cũng khác nhau, hồ sơ nhật ký cũng khác nhau. Việc này thay đổi liên tục và chúng ta cần phải tùy thuộc vào thị trường, khác với việc chúng ta đánh giá cấp mã số vùng trồng trong nội địa.
Tuy nhiên, muốn gì thì chúng ta cũng cần đảm bảo rằng các mã số vùng trồng được cấp một cách đồng bộ không chỉ phục vụ cho nội tiêu mà còn phục vụ cho thị trường xuất khẩu và không có sự phân biệt giữa hai thị trường này.
Hiện nay, việc cấp mã số vùng trồng mới chủ yếu cho cây ăn quả, chưa có nhiều sản phẩm được cấp đối với lúa, chè, cà phê, ông có thể chia sẻ thêm về việc này?
Điều này là chưa chính xác, thực tế ngoài mã số cấp cho các loại trái cây chủ lực của Việt Nam, thì hiện nay lúa cũng đã được cấp mã số vùng trồng ở Kiên Giang, An Giang,… với hơn 400 mã số. Diện tích trồng lúa được cấp sẽ thuận tiện hơn vì 1 mã số có thể cấp được cho vài trăm ha.
Bên cạnh đó, một loạt các loại cây gia vị xuất khẩu sang thị trường EU buộc phải cấp mã số vùng trồng. Việc này còn phải thực hiện trước đối với các loại trái cây.
Từng địa phương đã có những kế hoạch rất cụ thể và đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật để tập huấn, cùng phối hợp với cơ quan chuyên môn địa phương để tiến hành kiểm tra, đánh giá, cấp mã số cho các cây trồng đặc trưng, chủ lực của địa phương.
Đến nay, theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, có 12 loại nông sản khác nhau đã được cấp mã số vùng trồng.
Xin cám ơn ông!
Hiện có 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng tại 13 tỉnh được cơ quan Hải quan Trung Quốc phê duyệt. 5 tỉnh chưa có mã số vùng trồng sầu riêng được phê duyệt gồm: An Giang, Gia Lai, Đắk Nông, Vĩnh Long, Sóc Trăng. 7 tỉnh có đơn vị xin thôi (hoãn/hủy) kiểm tra: Bình Phước (22), Tiền Giang, Đắk Lắk (3), Đồng Nai (2), Bến Tre, Lâm Đồng, Gia Lai (1).