CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Nhu cầu dự trữ lạnh sẽ tăng trong tương lai cùng với sự phát triển của ngành thực phẩm, F&B

Chuyên Gia 09:25 09/09/2020

Theo phương án thúc đẩy kinh tế đêm, các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được tổ chức không giới hạn thời gian hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần.

Ngày 3/9, Thường trực HĐND quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về “triển khai đề án phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.

Tại Hội nghị, UBND quận Hoàn Kiếm – đơn vị xây dựng báo cáo về việc tổ chức thí điểm phát triển kinh tế đêm trên địa bàn quận cho rằng, quận Hoàn Kiếm với vị trí là trung tâm hành chính-chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển kinh tế đêm với các hoạt động du lịch, ẩm thực, mua sắm và giải trí đêm một cách đồng bộ.

Thứ nhất, Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hoá Thăng Long - Hà Nội, hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đêm, đặc biệt là có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng.

Trên địa bàn quận, có 190 di tích, trong đó nhiều di tích có giá trị, tiêu biểu của Thủ đô và đất nước như: Di tích danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn (di tích quốc gia đặc biệt); Khu phố cổ Hà Nội (di tích Quốc gia) với các sản phẩm vật thể và phi vật thể như đền Bạch Mã – một trong Thăng Long tứ trấn, chùa Quán Sứ, nhà cổ 87 Mã Mây, 38 Hàng Đào, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội Vua Lê đăng quang...; khu phố cũ (khu phố Pháp) với nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo lớn có giá trị cao trước 1954 như Nhà hát lớn, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Nhà thờ lớn…;

Địa bàn quận Hoàn Kiếm có các không gian sáng tạo đã phát triển thành các sản phẩm du lịch mang tầm thương hiệu như Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, các Không gian đi bộ trong Khu phố Cổ, Không gian bích họa phố Phùng Hưng, tuyến phố ẩm thực đêm Tống Duy Tân - Cấm Chỉ...; có chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối, trung tâm bán buôn của Thủ đô và toàn miền bắc; có các tuyến phố chuyên doanh, thương mại sầm uất; tập trung nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính, chứng khoán, với 676 khách sạn, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành... đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với Hoàn Kiếm.

Thứ hai, những năm gần đây, số lượng du khách quốc tế lưu trú trên địa bàn tăng nhanh (năm 2016 đạt 1,4 triệu lượt, năm 2017 đạt 1,8 triệu lượt, năm 2018 đạt 2,1 triệu lượt, năm 2019 đạt 2,35 triệu lượt). Việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch ban đêm tạo cơ hội cho du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, góp phần tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách.

Hơn nữa, khách quốc tế từ các nước như Châu Âu, Mỹ, Úc, Đài Loan… đã quen với việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm tại nước của họ, do vậy, họ cũng kỳ vọng sẽ được khám phá những nét đặc sắc ở sản phẩm du lịch đêm tại điểm đến du lịch.

Ngoài ra, Thủ đô nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đêm.

Quận Hoàn Kiếm xác định phạm vi hoạt động kinh tế đêm chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí; Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ mua sắm; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Các hoạt động du lịch; Các hoạt động vận chuyển; Các hoạt động tài chính, ngân hàng bổ trợ cho các hoạt động kinh tế đêm.

Để tham gia tổ chức thí điểm phát triển kinh tế đêm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản gồm: Phải có đăng ký kinh doanh và các giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Có địa điểm kinh doanh trong nhà, cam kết đảm bảo các yêu cầu về văn minh thương mại, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; có phương án chủ động đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ tại cơ sở kinh doanh, bố trí nơi gửi phương tiện cho khách hàng. Tổ chức phát wifi miễn phí và cho du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh.

Thực hiện thủ tục đăng ký tổ chức các hoạt động kinh tế đêm với UBND phường nơi có địa điểm kinh doanh để theo dõi và quản lý.


Khai thác có hiệu quả hoạt động của Không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; không gian đi bộ trong Khu phố cổ; Phát triển Không gian văn hóa, dịch vụ, thương mại, du lịch Phùng Hưng - Gầm Cầu (đã được UBND thành phố, Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch thành phố thông qua) để tổ chức Không gian đi bộ Phùng Hưng - Gầm Cầu; Phát triển tuyến phố ẩm thực đêm kết hợp đi bộ Tống Duy Tân - Cấm Chỉ...

Phát triển tuyến phố Hàng Khay - Tràng Tiền đến Nhà hát Lớn để phát triển thành tuyến phố đi bộ kết hợp trung tâm thương mại, xây dựng phương án vận hành, khai thác, sử dụng phố Tràng Tiền 1 và Tràng Tiền 2 (đoạn Ngô Quyền cắt giữa) thành tuyến phố trình diễn nghệ thuật thời trang kết hợp nghệ thuật ẩm thực (có thể mở rộng ra phố Đinh Lễ - Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ - khu vực xung quanh Nhà hát Lớn).

Tổ chức quy hoạch, sắp xếp ngành hàng, phát triển các tuyến phố chuyên doanh, phố nghề truyền thống gắn với đặc điểm lịch sử, văn hóa của từng tuyến phố trong Khu phố Cổ; thiết lập các khu vực mua sắm tập trung, mua sắm chuyên đề để phục vụ nhu cầu của du khách cùng với việc nâng cấp chất lượng dịch vụ tại hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, điểm mua sắm sẵn có trên địa bàn.

Theo đề án, các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm được tổ chức không giới hạn thời gian hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần.

Các Không gian đi bộ trong Khu phố cổ, Không gian văn hóa, dịch vụ, thương mại, du lịch Phùng Hưng - Gầm Cầu tổ chức đồng bộ với thời gian tổ chức Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Đáng chú ý, các hoạt động ngoài trời tổ chức đến 24h00; các điểm di tích, di sản phục vụ du lịch mở cửa đến 24h00.

Dự kiến triển khai thí điểm giai đoạn 1 (từ khi được UBND thành phố phê duyệt đến 31/8/2021): Tập trung phát triển các Không gian động lực cho kinh tế đêm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế đêm toàn diện trên toàn địa bàn quận. Giai đoạn 2 (từ 01/9/2021) sẽ phát triển kinh tế đêm toàn diện trên địa bàn quận.

Để triển khai đề án, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về lợi ích và quản lý rủi ro phát triển kinh tế đêm. Trong đó, quán triệt, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, nhìn nhận và đánh giá về vai trò của kinh tế đêm trong bộ máy quản lý nhà nước từ quận đến phường, vượt qua rào cản tư duy “không quản được thì cấm” trong các cơ quan quản lý nhà nước.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của việc phát triển kinh tế đêm để các tầng lớp nhân dân được biết, tạo sự đồng thuận khi triển khai.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và trang bị kiến thức về đảm bảo tuân thủ các quy định về an ninh trật tự, trật tự đô thị, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh tham gia kinh tế đêm. Đảm bảo phát triển kinh tế đêm gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng hỗ trợ chủ động và tích cực cho các chủ thể tham gia kinh tế đêm. Triển khai các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia hoạt động kinh tế đêm như: hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cải cách thủ tục hành chính một cửa thuận lợi…

Nguồn Tiền Phong

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan