CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Bitcoin: Cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử phát triển tiền tệ

Invest Global 09:15 12/02/2025

Bitcoin được coi là một cuộc cách mạng vĩ đại lớn nhất trong lịch sử tiền tệ, một cuộc cách mạng về công nghệ có khả năng thay thế ngân hàng, hệ thống thanh toán, chính phủ, vàng cũng như nhiều loại tiền tệ khác.

Bitcoin: Cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử phát triển tiền tệ. Ảnh: Internet.Sự ra đời của Bitcoin

46 ngày sau sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers, trong khi cả thế giới tài chính đang chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ, ngày 31/10/2008, một người có tên là Satoshi Nakamoto đã đăng bài báo với tiêu đề:“Bitcoin: A peer to peer Electronic Cash System” (tạm dịch:“Bitcoin: Hệ thống tiền tệ điện tử ngang cấp”) với câu đầu tiên của bài biết: “Một phiên bản của tiền điện tử ngang cấp sẽ cho phép các khoản thanh toán trực tuyến được gửi từ người này sang người khác mà không cần qua một tổchức tài chính nào”.

Bài báo đã tổng hợp nhiều yếu tố nghiên cứu về kỹ thuật số, các loại tiền tệ theo mô hình phi tập trung, các giao dịch thanh toán không thể theo dõi, bằng chứng về xử lý và mật mã… tạo thành một giải pháp khả thi về việc ra đời một đồng tiền mã hóa (kỹ thuật số). Bài báo đã đề xuất một giải pháp thay thế đối với cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại của thế giới. Ông Nakamoto đã khai thác Bitcoin đầu tiên ngày 3/1/2009 một gói gồm 50 đồng mà ngày nay gọi là khối nguyên thủy (Genesis Block).

Nakamoto đã dự đoán rằng hệ thống tiền tệ và giao dịch của ông sẽ là sự cải cách cần thiết và là một giải pháp tiềm năng thay thế đối với hệ thống tiền tệ ngân hàng quốc tế, phản ánh nhận thức sâu sắc về sự thiếu ổn định của hệ thống tiền tệ hiện hành và các lớp dự trữ thấp hơn của kim tự tháp tiền tệ: “Vấn đề gốc rễ của tiền tệ thông thường là tất cả đều phụ thuộc vào lòng tin, ngân hàng trung ương cần được tin tưởng để không phá giá tiền tệ, nhưng lịch sử của những đồng tiền pháp định (fiatcurrencies) đầy rẫy những vi phạm về sự tin tưởng đó. Các ngân hàng cần được tin tưởng để giữ tiền và chuyển tiền điện tử, nhưng họ lại cho vay trong nhiều đợt bong bóng tín dụng với một phần dự trữ nhỏ”.

Nakamoto có mục tiêu muốn biến Bitcoin thành một mệnh giá tiền tệ, chứ không chỉ đơn thuần là mạng lưới thanh toán, ám chỉ những đồng tiền được các ngân hàng trung ương phát hành ở lớp thứ hai của tiền tệ bất kể lớp thứ nhất là gì, phản ánh nhận thức về sự bất ổn trong hệ thống tiền tệ phân lớp và dự trữ theo tỷ lệ. Dường như Nakamoto muốn cung cấp cho thế giới tiền lớp thứ nhất mà không bắt nguồn từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương.

Nhà mật mã học Hal Finney là người đầu tiên nhận giao dịch Bitcoin do Nakamoto gửi cho ông 10 Bitcoin vào ngày 12/1/2009 khi mà Bitcoin chưa được định giá hay có giá từ thị trường nào. Finney đã giải thích rất hấp dẫn về cách tiền phân lớp Bitcoin sẽ phát triển như thế nào, một sự phát triển đi trước thời đại: “Trên thực tế có lí do thuyết phục cho sự tồn tại của các ngân hàng được Bitcoin hỗ trợ, phát hành tiền tệ kỹ thuật số củariêng họ, có thể đổi sang Bitcoin. Bản thân Bitcoin không thể mở rộng quy mô trong giao dịch tài chính trên thế giới khi được thông báo với mọi người và thêm vào trong chuỗi khối. Cần có hệ thống thanh toán cấp độ hai, hệ thống có dung lượng nhẹ hơn và hiệu quả hơn. Các ngân hàng được Bitcoin hỗ trợ sẽ giải quyết các vấn đề này. Chúng có thể hoạt động như các ngân hàng đã hoạt động trước khi quốc tế tiến hóa tiền tệ. Một số ngân hàng sẽ dự trữ một phần trong khi nhiều ngân hàng sẽ được Bitcoin hỗ trợ 100%. Lãi suất cũng đa dạng. Tôi tin rằng điều này sẽ trở thành số phận cuối cùng của Bitcoin, là trở thành “đồng tiền có quyền lực lớn” đóng vai trò như tiền tệ dự trữ cho các ngân hàng tự phát hành tiền kỹ thuật số của mình”.

Như vậy, Bitcoin là một đồng tiền lớp thứ nhất di chuyển chậm hơn. Để tăng tốc độ của Bitcoin, các ngân hàng cần sở hữu Bitcoin như tiền lớp thứ nhất và phát hành tiền gửi lớp thứ hai có thể di chuyển nhanh hơn mức cho phép về tốc độ thời gian của blockchain Bitcoin. Bitcoin lớp thứ hai sẽ cho phép các hoạt động kinh tế diễn ra mà không có xung đột. Các tổ chức dự trữ một phần và phát hành nợ sẽ tồn tại và thị trường sẽ định giá tiền loại Bitcoin lớp thứ hai với mức lãi suất tương ứng.

Bitcoin đang định nghĩa lại đồng tiền

Bitcoin đang định nghĩa lại đồng tiền và đã trở thành kim tự tháp tiền tệ của riêng nó do những đặc điểm như tiền tệ lớp thứ nhất, y như trong quá khứ với vàng là trụ cột, khi Satoshi Nakamoto thiết kế một tài sản kỹ thuật số bắt chước theo các kim loại quý để thu hút nhu cầu. Bitcoin lớp thứ hai xuất hiện với lý do như vàng lớp thứ hai. Thế giới tài sản kỹ thuật số mới nổi xoay quanh Bitcoin theo cách tương tự như hệ thống tiền tệ quốc tế lấy vàng làm trung tâm. Bitcoin là một loại tiền trung lập và không chịu tác động của các bên - như vàng - nên mọi người tin dùng như một hình thức của các thanh toán cuối cùng.

Những người muốn sở hữu tiền lớp thứ nhất (như vàng, Bitcoin) thường thích dùng từ “sở hữu vật chất” để nói về việc nắm giữ vật chất có những giá trị quý trong tay. Họ nhận rõ về sự khác nhau giữa vàng lớp thứ nhất và lớp thứ hai và lựa chọn sở hữu đồng xu và vàng thỏi thay vì những sự thay thế khác của vàng.

Theo đó, Bitcoin có tính trung lập quốc tế tương tự như vàng, nó không phụ thuộc vào bất cứ bên nào, người nào, công ty hay quốc gia nào, để tồn tại. Nhưng Bitcoin lại có lợi thế hơn vàng trong thời đại ngày nay. Nó không cần phải vận chuyển vòng quanh thế giới bằng những xe tải, tàu bè hay máy bay. Nó càng không cần kiểm tra độ nguyên chất đòi hỏi phải có những thiết bị đắt tiền, tất cả những gì nó cần chỉ là node Bitcoin. Cũng giống như việc sở hữu vàng phụ thuộc nhiều vào kho tiền và công nghệ bảo mật, những chìa khóa bảo mật của Bitcoin yêu cầu sự chính xác tuyệt đối và an toàn để tránh mất mát và trộm cắp.

Bitcoin không chỉ hợp nhất tiền tệ và khoa học mật mã, nó còn hợp nhất luôn cả nền công nghiệp tài chính và mật mã ứng dụng. Có một câu nói trong cộng đồng Bitcoin: “Không giữ khóa thì không phải coin của bạn” (not your keys, not your coins). Hiện nay có nhiều loại tiền Bitcoin/USD trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán giữa Bitcoin và đô la Mỹ. Nó chứng minh được điều rất quan trọng về Bitcoin: Một thị trường chủ động tồn tại giữa những người muốn giao dịch Bitcoin và đô la Mỹ. Đã từng có những chỉ trích về Bitcoin là nó không thể dùng để mua hàng hóa hay dịch vụ. Những người này đã quên rằng Bitcoin có thể dùng để mua mặt hàng quan trọng nhất, đó là tiền. Hiện nay trên các sàn giao dịch, Bitcoin có thể mua cho chủ sở hữu đô la Mỹ, Euro hay bất kỳ đồng tiền thông dụng nào mà họ lựa chọn. Mọi thứ càng ngày càng trở nên rõ rệt hơn đối với nhà đầu tư, rằng việc phủ nhận vị trí của Bitcoin trong tương lai tiền tệ giống như việc phủ nhận vai trò của Internet trong tương lai của nền thương mại thế giới năm 1999.

Để vận hành và khai thác Bitcoin, Lightning Network là một cải tiến công nghệ đối với Bitcoin, giúp chuyển đổi nó từ một mặt hàng tiến triển chậm chạp như vàng vật chất sang tiền tệ với tốc độ ánh sáng, với thành phần chính của nó là hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là những thỏa thuận được lập trình có khả năng thực hiện bất kỳ điều gì có thể mã hóa vào trong phần mềm.

Lightning Network không chỉ mở rộng khả năng của Bitcoin như một phương tiện trao đổi vô tận mà còn cho phép những cải tiến như thanh toán với chương trình trực tuyến trong mili giây. Nó còn mang đến thước đo mới với giá trị thời gian của Bitcoin.

Cho đến hiện giờ, không có đồng tiền điện tử nào có thể vượt qua Bitcoin về mặt thời gian được đo lường ở cả giá trị thị trường và tỷ lệ băm (tỉ lệ chia nhỏ sử dụng,là một yếu tố quan trọng để đo lường hiệu suất khai thác, độ khó và mức độ an toàn của mạng lưới tiền mã hóa). Như đồng đô la Mỹ đóng vai trò là cơ sở cho các đồng tiền trên thế giới, Bitcoin giờ còn là giá cơ sở cho các đồng tiền điện tử. Một thế hệ tài sản mới của các loại tiền tệ dựa trên mã token kỹ thuật số xuất hiện và Bitcoin hoạt động như một hình thức thanh toán cuối cùng trong lĩnh vực kỹ thuật số đó.

Lớp thứ hai phát triển nhanh trong hệ thống tiền tệ Bitcoin là một loại tài sản kỹ thuật số mới được gọi là đồng tiền ổn định. Đó là các khoản nợ do các công ty tư nhân phát hành theo hình thức token điện tử do các sàn giao dịch để chuyển đổi giữa Bitcoin và USD. Đồng tiền ổn định nổi tiếng nhất là đồng tiền chưa được ra mắt: Diem của Facebook (thường được gọi là Libra). Mục đích của nó được hỗ trợ bởi tín phiếu kho bạc Mỹ và những công cụ tiền tệ mệnh giá đô la khác. Vào tháng 1/2021 ngân hàng Mỹ ra văn bản hướng dẫn cụ thể về tính hợp pháp của các đồng tiền điện tử và những đồng tiền ổn định, chấp nhận việc các ngân hàng sử dụng cả hai để giao dịch giá trị kỹ thuật số khi tuân thủ pháp luật ngân hàng.

Sự vào cuộc rốt ráo của các ngân hàng trung ương

Sự ra đời của Bitcoin đã thay đổi và buộc các ngân hàng trung ương phải có động thái ứng xử bằng quá trình phát triển tiền điện tử của chính nó. Ngân hàng trung ương các nước đang ráo riết triển khai tiền kỹ thuật số Ngân hàng TW (Central BankDigital Carrency - CBDC) như công cụ tiền tệ lớp thứ hai bắt nguồn từ bảng cân đối kế toán tương ứng với tiền tệ dự trữ và tiền giấy.

Thống đốc ngân hàng AnhMark Carney đã tuyên bố: “Về lâu dài, chúng ta cần thay đổi cuộc chơi” và nhấn mạnh chính đồng tiền dự trữ không bền vững đã tạo điều kiện cho việc khám phá ra sự xuất hiện đồng tiền điện tử. Trên thực tế, các ngân hàng trung ương có thể dùng ý tưởng về tiền kỹ thuật số dựa vào token như Bitcoin với mục đích của chính họ bằng cách mở rộng kết nối với tất cả những người có thể nắm giữ các khoản nợ của ngân hàng trung ương hay lớp tiền thứ hai.

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ phát hành hai loại tiền tệ: Dự trữ bán buôn cho các ngân hàng thương mại và tiền mặt bán lẻ cho người dân, và hy vọng rằng các ngân hàng thương mại sẽ sử dụng phần dự trữ này để lưu hành tiền gửi lớp thứ ba trong nền kinh tế bằng việc cho vay tiền.

Ngân hàng trung ương châu Âu, Trung Quốc,Thụy Điển, Anh quốc… đều đang bắt đầu thử nghiệm CBDC với cái nhìn tiền phân lớp nói trên. Khi được phát triển bởi ngân hàng trung ương, tiền kỹ thuật số CBDC sẽ là tiền tệ lớp thứ hai, một khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương bên cạnh tiền giấy và dự trữ. Đến nay, người dân thường sử dụng tiền gửi ngân hàng và các hình thức thanh toán liên kết với các tài khoản ngân hàng trong nhiều thao tác giao dịch hàng ngày với tiền, xảy ra đối với lớp thứ ba và nhiều lớp thấp hơn.

Với công nghệ mới này họ có khả năng giảm thiểu vai trò của các ngân hàng trong việc phát hành tiền. Và khi CBDC có thể tiếp cận với mọi người dân thì họ sẽ bớt phụ thuộc vào các tài khoản ngân hàng để nhận tiền gửi trực tuyến và thanh toán các hóa đơn. Như vậy, CBDC bán buôn không ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của ngân hàng, còn CBDC bán lẻ có thể làm thay đổi về chính sách tiền tệ bằng cách đem lại cho ngân hàng trung ương khả năng tương tác trực tuyến với mọi người dân thay vì chỉ với những ngân hàng thương mại khác như trước đây.

Bitcoin sẽ đứng ở lớp thứ nhất của tiền tệ trong tương lai. Nhà tư tưởng kinh tế nổi tiếng Nassim Nicolas Taleb đã giải thích tại sao lại như vậy vào năm 2014: Chống vỡ: “Hãy gọi nó là chống vỡ”(antifragile). Bitcoin chống vỡ vì nó phát triển từ sự rối loạn khủng hoảng của tiền tệ toàn cầu trong kim tự tháp đô la và có khả năng chống chọi với các mối đe dọa, vu khống, khác biệt từ các tổ chức quan liêu bị bác bỏ. Nó đã trở thành đồng tiền kỹ thuật số có thể truy cập toàn cầu và không chịu tác động của bất cứ chính phủ nào.Từ nay, tất cả tiền tệ kỹ thuật số, từ tiền điện tử đến CBDC sẽ được đo theo Bitcoin, cũng giống như thỏa thuận Bretton Woork 1944 quy định các tiền tệ được tính theo đô la Mỹ.

Mảnh ghép cuối cùng của con đường đến với viễn cảnh Bitcoin trở thành đồng tiền dự trữ thế giới sẽ là hoán đổi nguyên tử. Hoán đổi nguyên tử về cơ bản là một giao dịch, nó là một hợp đồng thông minh cho phép giao dịch giữa các đồng tiền kỹ thuật số mà không cần đến sàn giao dịch thứ ba. Hoán đổi nguyên tử sẽ là một cuộc cách mạng trong giới tài chính và thương mại, dựa trên sự kết hợp của ba nguyên tố được trao đổi: Lightning Network, Hợp đồng thông minh khóa thời gian HTLC(Hash Time - Locked Contract) và Công nghệ sổ cái phân tán DLT (Distributed Ledger Technology).

Việc hoán đổi nguyên tử của ngân hàng trung ương đã được thực hiện vào năm 2019 khi Ngân hàng trung ương Singapore, Ngân hàng Canada, J.PMorgan và Công ty Accenture tuyên bố cùng hoán đổi nguyên tử thành công giữa đồng đô la Canada(CAD) và đồng đô la Singapore (SGD) giữa hai nền tảng DLT riêng biệt sử dụng HTLC mà không cần đến bên thứ ba được cả hai khu vực pháp lý tin cậy.

Như vậy, nếu các ngân hàng trung ương muốn tiền kỹ thuật số của họ phát triển trong thời đại Bitcoin, họ sẽ phát hành CBDC sử dụng phần mềm DLT với khả năng HTLC để tham gia câu lạc bộ hoán đổi nguyên tử. Với Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số lớp đầu tiên duy nhất, mọi đồng tiền kỹ thuật số khác sẽ được tính theo mệnh giá BTC, dù cơ quan phát hành của nó có quyền lực đến mức nào.

Khi ngân hàng thương mại ra đời, chính phủ đã tạo ra một thiết chế tài chính và liên kết các công cụ tiền tệ với nhau để tạo ra ngân hàng trung ương. Nhưng trong thời đại kỹ thuật số, tiền và nhà nước không cần thiết phải gắn với nhau nữa. Bitcoin mang trong mình sự tự do của mệnh giá tiền tệ vì nó cho người dân định giá thu nhập và tiết kiệm của mình tách biệt khỏi chính phủ. Những lợi ích của nó, như: Loại bỏ các tổ chức trung gian, tính phi tập trung, chi phí thấp hơn, tính minh bạch, tăng tốc độ giao dịch, lòng tin, bảo mật…làm cho nó có giá trị, hiệu quả và hấp dẫn hơn cả vàng và mọi loại tiền tệ hiện hành.

Nói như chuyên gia tài chính Nik Bhatia, Bitcoin đã tạo ra thay đổi địa chấn trong cán cân quyền lực liên quan đến tiền tệ tách khỏi các chính phủ, thậm chí ngay cả khi các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương sắp ra đời. Ngay từ năm 2022, Trung Quốc và tiếp theo là ngân hàng châu Âu, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, và các ngân hàng lớn khác đã thử nghiệm CBDC, sau đó triển khai đồng tiền của riêng họ. Với hoán đổi nguyên tử và thanh toán tức thì giữa các đồng tiền kỹ thuật số, con đường phía trước dành cho sự chuyển đổi sang hệ thống tiền tệ với Bitcoin là đồng tiền cơ sở sẽ tồn tại.

Vàng sẽ tiếp tục đóng vai trò là đồng tiền trung lập đáng tin cậy, được xem là bảo hiểm cho sự bất ổn và rối loạn khủng hoảng của tiền tệ khi xảy ra biến động trong kim tự tháp đô la. Nhưng tính chất vật thể của vàng lại trở thành điểm yếu trong thế giới kỹ thuật số khi Bitcoin phát triển. Cuối cùng Bitcoin sẽ thay thế vàng để thở thành tiền trung tính được mong muốn nhất và vượt qua tổng giá trị vốn hóa thị trường.

Lúcđó, con người sẽ đồng thời nắm giữ nhiều loại tiền tệ: Bitcoin vì tính trung lập, CBDC để trả thuế và thu thêm lợi ích và những đồng tiền ổn định để kiếm thêm lãi suất (chênh lệch giá và lợi nhuận). Nhìn lại nguồn gốc của Bitcoin thông qua cái nhìn phân lớp, ta có thể thấy rằng tiền tệ lớp thứ nhất mới đã được phát minh. Sự tự do của mệnh giá tiền tệ cuối cùng sẽ xuất hiện. Bitcoin được tạo ra với vai trò một đồng tiền điện tử có đầy đủ chức năng và một hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ blockchain và mật mã học. Trong lĩnh vực khoa học tiền tệ, Bitcoin được xem là kẻ xâm lược ngoài hành tinh. Nó không giống với bất cứ điều gì xuất hiện trước đó vì nó phụ thuộc nhiều vào tiến bộ công nghệ trong nửa thế kỷ qua.

Môi trường kinh doanh