CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chuyển đổi xanh… “khó” vì cơ chế

Invest Global 16:09 19/06/2023

Nhiều phản ánh cho thấy tiến trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số có một vấn đề bất thường tại các tập đoàn nhà nước và tư nhân, đó là khi chi cho hoạt động này, lãnh đạo không dám ký duyệt số lớn mà duyệt số chi rất nhỏ, manh mún và đưa vào danh mục mua sắm thường xuyên để dễ duyệt hơn. “Chiếc áo” cơ chế đang khiến chiến lược chuyển đổi này trở nên khó thành công...

Hiện vẫn thiếu vắng cơ chế và tổ chức thẩm định, đánh giá rủi ro về môi trường xã hội và tiêu chí xanh của dự án.

Chia sẻ tại hội thảo chuyên đề 4: “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới”, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, khẳng định tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của phát triển bền vững và là mục tiêu quan trọng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tìm kiếm những mô hình phát triển mới, phải có bước đi đột phá, tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới và tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh” vì mục tiêu phát triển bền vững.

NGÂN HÀNG THIẾU ĐỘNG LỰC TÀI TRỢ DỰ ÁN XANH

Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, với doanh nghiệp bị hạn chế bởi sự thiếu hiểu biết, gánh nặng về chi phí hay tốn kém thời gian, còn ngành ngân hàng cũng gặp nhiều rào cản của trong hoạt động cấp tín dụng…, khiến hành trình chuyển đổi xanh còn gặp nhiều thách thức.

Hội thảo chuyên đề 4 “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.Hội thảo chuyên đề 4 “Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.

Chia sẻ dưới góc nhìn của một định chế tài chính lớn, ông Vương Thành Long, Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp nước ngoài, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết thông thường các dự án xanh có quy mô lớn nên thường yêu cầu vốn đầu tư cao và vay trong dài hạn.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), để hiện thực hóa mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng không vào năm 2050 để thực thi cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam sẽ cần tới 380 tỷ USD, đây thực sự đòi hỏi một nguồn lực rất lớn.

Tính riêng nhu cầu vốn trong lĩnh vực năng lượng, nguồn vốn cần thiết trong lộ trình chuyển dịch năng lượng theo Quy hoạch điện 8 giai đoạn 2021-2030 lên tới gần 135 tỷ USD, tương ứng 13,5 tỷ USD/năm.

Do đó, “nếu chỉ trông chờ vào vốn tự có của doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, quan sát trong vòng chục năm nay, sự tích lũy vốn và sức mạnh tài chính nội tại của doanh nghiệp vẫn khá mỏng”, ông Long đánh giá. Bên cạnh đó, khả năng cung ứng vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng khó khăn.

Bên cạnh đó, “nhiều ngân hàng coi dự án xanh là dự án thông thường, khó khuyến khích các nhà đầu tư vì lãi suất không ưu đãi, khó cạnh tranh, thời gian xử lý cũng lâu hơn”, ông Long nói thêm.

Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp nước ngoài BIDV cũng chỉ rõ những bất cập do Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể về hoạt động tín dụng xanh; đồng thời, thiếu công cụ, chính sách tiền tệ để khuyến khích ngân hàng tham gia tài trợ. Các quy định về phát hành trái phiếu xanh cũng chưa có quy định hướng dẫn cụ thể trường hợp ngân hàng là tổ chức phát hành để huy động vốn.

“Việt Nam chưa có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn, thẩm định, đánh giá rủi ro về môi trường xã hội và tiêu chí xanh của dự án”, đại diện BIDV nhấn mạnh. Riêng các dự án trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, một trụ cột để thực hiện cam kết của Việt Nam trong COP26 cũng còn những vướng mắc về cơ chế giá của các dự án năng lượng tái tạo hay các quy định về kỹ thuật phòng cháy chữa cháy.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG NHƯNG DƯ NỢ VẪN KHIÊM TỐN

Dẫu còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhưng các ngân hàng thương mại với vai trò kênh dẫn vốn, điều tiết và định hướng các nguồn lực cho phát triển kinh tế đang góp phần tích cực và dần hiện thực hóa những cam kết của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt gần 500.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ nền kinh tế và tập trung vào các lĩnh vực như: năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm tỷ trọng cao nhất 47%, tiếp đến là nông nghiệp xanh chiếm trên 30%...

Các tổ chức tín dụng cũng tích cực thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ đạt hơn 2,2 triệu tỷ đồng với hơn 1,1 triệu món vay.

Trong giai đoạn 2017 - 2021, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân tín dụng chung nền kinh tế.

Với nỗ lực cung ứng vốn cho các dự án xanh thời gian qua, BIDV dẫn đầu thị trường về tài trợ các dự án xanh. Cụ thể, dư nợ tín dụng xanh tại BIDV tăng trưởng rõ rệt giai đoạn 2019-2022 với tốc độ bình quân 45%/năm. Đến cuối năm 2022, ngân hàng tài trợ 1.718 dự án xanh, với dư nợ tín dụng xanh lên tới 63.773 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn 4,25% trong tổng dư nợ.

Chia sẻ một số điểm nhấn trong hoạt động tài trợ các dự án xanh, đại diện BIDV cho biết về mặt chiến lược, BIDV xây dựng một tầm nhìn rõ ràng về phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Nghị quyết hội đồng quản trị về chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 cũng nêu rõ BIDV sẽ nghiên cứu mô hình chi nhánh phòng giao dịch ngân hàng xanh, gắn với yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong các hoạt động cấp tín dụng.

“Ông lớn” này cũng cam kết triển khai các gói tín dụng xanh, trái phiếu xanh, dành tỷ trọng thích hợp để tài trợ cho các khách hàng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải cacbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, xác định phát triển bền vững sẽ tích hợp vào hoạt động của ngân hàng như một chiến lược cốt lõi, tổng thể chứ không phải như một dự án.

MỞ CƠ CHẾ, THÔNG NGUỒN LỰC

Tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh bền vững thời gian tới, đại diện BIDV đề xuất một số giải pháp.

Thứ nhất, cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý một cách đầy đủ, toàn diện, nhất quán và đồng điệu hơn...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 25-2023 phát hành ngày 19-06-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây: 

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Chuyển đổi xanh… “khó” vì cơ chế - Ảnh 1

Khung pháp lý