CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Doanh nghiệp hạ tầng, bất động sản 'chuyển hướng' đầu tư vào y tế

Invest Global 09:11 27/05/2024

Hàng loạt doanh nghiệp lớn hé lộ tham vọng lấn sân sang mảng y tế, chăm sóc sức khoẻ cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành. Trong khi đó, Việt Nam đang phấn đấu nâng tỉ lệ đầu tư y tế tư nhân lên 30% tới năm 2045.

Hàng loạt doanh nghiệp lớn hé lộ tham vọng "lấn sân" sang mảng y tế, chăm sóc sức khoẻ cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành. Trong khi đó, Việt Nam đang phấn đấu nâng tỉ lệ đầu tư y tế tư nhân lên 30% tới năm 2045. 20181207_093442_358870_He_thong_Y_te_VinmeThị trường chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Vinmec

Mới đây, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) hé lộ thông tin mở rộng nghiên cứu đầu tư sang lĩnh vực y tế.

CII đang nghiên cứu với các bệnh viên tại TP.HCM để đầu tư hạ tầng dịch vụ trong lĩnh vực khám chữa bệnh như hợp hợp tác xây dựng phòng khám, cơ sở lưu trú y tế đặt tại các khu vực cửa ngõ kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, tận dụng các tuyến cao tốc để bệnh nhân ngoại tỉnh có thể thuận tiện di chuyển, đồng thời giảm tải cho những khu vực khám nội thành.

CII cũng đang nghiên cứu phát triển mô hình bất động sản hưu trí kết hợp chăm sóc y tế. Loại sản phẩm này sẽ hướng tới tệp khách hàng trung niên, sắp về hưu, các gia đình có người cao tuổi cũng như Việt kiều và người nước ngoài có mong muốn chọn Việt Nam làm nơi nghỉ hưu an dưỡng điền viên cùng con cháu. Loại hình này sẽ đặt ở những vị trí có khả năng kết nối với các cao tốc đã và đang được hình thành nhằm rút ngắn thời gian di chuyển tới TP.HCM.

Trong khi đó, tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC) ông Nguyễn Thiện Tuấn, Chủ tịch HĐQT công ty này cho biết, tập đoàn sẽ tận dụng tối đa quỹ đất tại cá dự án, tiến hành nghiên cứu hình thức đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở xã hội. Tập đoàn nghiên cứu, học tập các quốc gia phát triển y tế (Nhật Bản) về mô hình, công nghệ để xây dựng bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao và các khu điều dưỡng/nghĩ dưỡng/chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

2 khu vực tập đoàn muốn phát triển thành trung tâm y tế cao cấp gồm Thanh Hóa và Vũng Tàu, phục vụ cho người nước ngoài sống tại Việt Nam như Nhật, Hàn Quốc không có gia đình và xác định sống tại Việt Nam 10 – 20 năm.

Thạm vọng "lấn sân" mảng y tế của CII, DIC hay nhiều doanh nghiệp ngoài ngành khác cho thấy dư địa phát triển của thị trường. Đây cũng được coi là chỉ dấu cho sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, M&A vào ngành này trong năm 2024.

Bên cạnh tham vọng của các tên tuổi nội địa, thị trường chăm sóc sức khoẻ Việt Nam còn hứa hẹn sẽ đón nhận làn sóng đầu tư lớn từ các tên tuổi quốc tế, như Nhadautu.vn đã phân tích trước đó.

Thị trường chăm sóc sức khoẻ hút đầu tư

Dữ liệu từ Báo cáo triển vọng thị trường M&A 2024 của Kirin Capital chỉ ra, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ được kỳ vọng tiếp tục dẫn dắt làn sóng M&A tại thị trường Việt Nam. Các thương vụ được thực hiện trong năm 2023 là ví dụ tiêu biểu thể hiện cơ hội thoái vốn thành công cho các nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tài chính, từ đó càng củng cố sự tự tin của các nhà đầu tư, tạo lực hấp dẫn để thu hút thêm nhiều khoản đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực này.

Các chuyên gia Kirin Capital dự báo, thị trường trăm triệu dân sẽ tiếp tục chứng kiến sự sôi động trong bức tranh đầu tư. Cơ hội đầu tư rộng mở, các đặc điểm, tính chất thương vụ và đối tượng bên mua – bán cũng đa dạng hơn. Sự đa dạng về cấu trúc giao dịch và số lượng cơ hội đầu tư đáng kể sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của các hoạt động M&A trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam.

Tại một sự kiện gần đây, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Bộ rất mong hệ thống y tế tư nhân phát triển hơn nữa để cùng với hệ thống công lập chăm sóc sức khỏe người dân.

"Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 2, phấn đấu tới năm 2045, tỉ lệ y tế tư nhân đạt khoảng 30%, trong khi hiện tại chỉ 8%. Hợp tác quốc tế là xu thế để phát triển, mang lại lợi ích rất rõ. Hệ thống y tế công vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Bộ Y tế mong rằng hệ thống y tế tư nhân phát triển để cùng chung sức với y tế công chia sẻ nhiệm vụ. Y tế tư nhân phát triển cũng là động lực để y tế công phát triển và ngược lại", lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định.

Trước hết là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân, người bệnh. Kế tiếp là nâng cao chất lượng cán bộ, đội ngũ nhân viên y tế; nâng cao uy tín, thương hiệu, nâng tầm y tế trong nước, góp phần giữ người bệnh thay vì ra nước ngoài điều trị thì ở trong nước vẫn được chữa bệnh bởi y tế đẳng cấp quốc tế, giá cả hợp lý. Hơn nữa, thu hút người bệnh nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh. Trong quy hoạch, TP.HCM trở thành trung tâm y tế chuyên sâu không những của Việt Nam mà còn cả khu vực ASEAN.