CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Kinh tế toàn cầu giảm tốc làm thổi bùng mối căng thẳng nợ nần - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Invest Global 08:19 16/09/2022

(KTSG Online) - Tăng trưởng chậm lại đang đẩy tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu gia tăng, đặc biệt ở các thị trường mới nổi, Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ

(KTSG Online) – Tăng trưởng chậm lại đang đẩy tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu gia tăng, đặc biệt ở các thị trường mới nổi, Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ sở ở Washington, Mỹ cho biết và cảnh báo các vụ phá sản doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể trong tương lai do chi phí vay tăng.

Kinh tế toàn cầu đối mặt thách thức lớn nhất trong nhiều thập niênChiến sự tại Ukraine làm rối ren triển vọng kinh tế toàn cầuMức nợ toàn cầu tính theo đô la Mỹ (cột màu xanh) giảm nhưng tỷ lệ nợ/GDP toàn cầu (đường màu đỏ) lại nhích lên. Ảnh: IIF

Theo báo cáo của IIF có tiêu đề “Giám sát nợ toàn cầu: Rủi ro gia tăng ở các thị trường mới nổi”, công bố hôm 14-9, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu, một thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá khả năng trả nợ của bên đi vay, tăng nhẹ lên mức 350% trong quý 2-2022. IIF cho biết tỷ lệ này lần đầu tiên tăng trong 5 năm qua. Ở các thị trường mới nổi, tỷ lệ này tăng mạnh hơn, gần 3,5 điểm phần trăm, lên 252% GDP, phản ánh tác động của sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng kinh tế.

Emre Tiftik, Giám đốc nghiên cứu bền vững của IIF viết trong báo cáo: “Áp lực lạm phát chưa đủ cao để làm giảm tỷ lệ nợ so với GDP của toàn cầu”.

Tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu nhích lên dù tổng nợ của toàn cầu, tính theo đồng đô la Mỹ, giảm 5,5 ngàn tỉ đô la Mỹ, xuống còn 300 ngàn tỉ đô la trong quý 2, mức giảm hàng quý đầu tiên kể từ năm 2018.

Nợ ở các thị trường phát triển giảm 4,9 ngàn tỉ đô la, xuống còn hơn 201 ngàn tỉ đô la, trong khi đó, mức giảm nợ ở các thị trường mới nổi là 0,6 ngàn tỉ đô la, đưa tổng nợ ở các nền kinh tế đang phát triển về mức 99 ngàn tỉ đô la.

Tổng nợ toàn cầu suy giảm chủ yếu là do đồng đô la Mỹ tăng lên gần mức cao nhất trong 20 năm so với các đồng tiền lớn khác cũng như hoạt động phát hành trái phiếu vay nợ chậm lại trong quý 2.

Emre Tiftik cho biết: “Mặc dù nợ toàn cầu giảm phần lớn là do hiệu ứng định giá lại theo mức tăng giá của đồng đô la Mỹ, nhưng tốc độ phát hành trái phiếu chậm lại nhanh chóng cũng góp phần giúp nợ toàn cầu giảm. Chi phí đi vay tăng nhanh và sự quan tâm của nhà đầu tư giảm xuống đã khiến nhiều công ty phát hành nợ tránh xa các thị trường trái phiếu sơ cấp trong năm nay”.

Lạm phát tăng vọt, do giá năng lượng và lương thực tăng cao, đã đẩy lãi suất trên toàn cầu lên các mức cao hơn trong những tháng gần đây, làm tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu. Trong khi đó, các chính phủ châu Âu đang tung ra các biện pháp giảm thuế, trợ cấp trị giá hàng trăm tỉ euro để giảm tác động cú sốc năng lượng lên nền kinh tế của họ.

Các nhà kinh tế của IIF cho biết trong báo cáo: “Những lo ngại về tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại và căng thẳng xã hội gia tăng do giá năng lượng và lương thực cao hơn có thể sẽ khiến các chính phủ phải vay nhiều hơn”. Báo cáo của IIF dự báo nợ trên GDP toàn cầu sẽ tăng thêm 2 điểm phần trăm nữa vào cuối năm nay.

Dữ liệu cho thấy lượng trái phiếu chính phủ phát hành kể từ đầu năm cho đến tháng 8  thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm 2021. Nợ chính phủ giảm xuống còn 85,8 ngàn tỉ đô la Mỹ nhưng vẫn cao hơn 21% so với mức 70,7 ngàn tỉ đô la Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2020, chủ yếu do các chương trình k ích thích tài khóa khổng lồ trong đại dịch Covid-19.

Áp lực chi phí đi vay sẽ tiếp tục gia tăng với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất chuẩn thêm ít nhất 75 điểm cơ bản vào tuần tới.

IIF cảnh báo: “Có khả năng các vụ phá sản doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể khi chi phí vay tăng lên. Điều này sẽ khiến các ngân hàng trung ương gặp khó khăn trong nỗ lực ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế  để tránh gây tác động bất lợi trên thị trường việc làm”.

Các chính phủ  phát hành trái phiếu có chủ quyền hạng đầu tư chứng kiến ​​lợi suất tăng ít hơn nhiều so với nền kinh tế có mức độ rủi ro cao. Dữ liệu của IIF cho thấy 16 trong số 35 quốc gia đang xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực có nguy cơ cao hoặc đã rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính do nợ nần.

Hôm 13-9, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết tổ chức này có thể thông qua một kế hoạch cho vay khẩn cấp mới dành cho các nước bị ảnh hưởng bởi tình trạng giá lương thực tăng cao hoặc thiếu hụt lương thực.

Theo Reuters, Bloomberg

Quốc tế