CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Tiềm năng ‘lợi nhuận kép” từ bất động sản liên kề khu công nghiệp

Invest Global 10:42 31/05/2021

Được xem là “thủ phủ công nghiệp mới” của vùng Bình Dương, huyện Bàu Bàng ngày càng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo đó là sự bùng nổ của bất động sản liền kề khu công nghiệp.

Bàu Bàng – cứ điểm mới của các khu công nghiệp

Hiện nay Bàu Bàng đang có 4 KCN lớn gồm Bàu Bàng (3.200 ha), Tân Bình (hơn 1.400 ha), Lai Hưng (600 ha), Cây Trường (700 ha) và khu công nghiệp - khoa học công nghệ cao (400 ha). Tính đến cuối năm 2020, Bàu Bàng đã thu hút 1.000 dự án phát triển công nghiệp, bao gồm 816 dự án trong nước với số 29.736 tỷ đồng và 184 dự án FDI với vốn đầu tư 3,6 tỷ USD. Trong đó, riêng năm 2020 đã thu hút 27 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 200 triệu USD.

Trong định hướng phát triển (2020 – 2025), Bàu Bàng tiếp tục đầu tư mạnh cho hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa liên vùng. Đặc biệt, khu đô thị - công nghiệp Bàu Bàng sẽ được đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại nhằm tạo nên diện mạo đô thị văn minh, từ đó thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, thương mại, giáo dục, vui chơi giải trí…

Với lợi thế tập trung hàng trăm doanh nghiệp, các tập đoàn quốc tế lớn, Bàu Bàng đang có hàng trăm nghìn chuyên gia, kỹ sư trong và ngoài nước sinh sống và làm việc kèm theo đó là lực lượng lao động "khổng lồ" tại đây vẫn tăng đều đặn qua từng năm.

Như một hệ quả tất yếu, nguồn lao động dồi dào cũng tạo ra nguồn cầu lớn về thị trường nhà đất và các dịch vụ tiện ích xã hội kèm theo. Xung quanh các khu công nghiệp tại Trảng Bom đã nhanh chóng hình thành các khu đô thị, dân cư sầm uất, thương mại - dịch vụ phong phú. Tuy nhiên, hiện tại cung vẫn không đủ cầu đã kéo theo xu hướng đầu tư đất nền gần kề khu công nghiệp nở rộ.

Các chuyên gia nhận định, sở dĩ nhiều nhà đầu tư mạnh tay "rót tiền" vào bất động sản gần khu công nghiệp là do dòng sản phẩm này sẽ bù đắp vào nhu cầu nhà ở đang thiếu hụt tại khu vực. Đồng thời đem lại lợi nhuận kép từ việc kết hợp khai thác kinh doanh buôn bán, đầu tư cho thuê.

Thêm nữa, yếu tố gần kề khu công nghiệp chính là lợi thế đắt giá, khiến nhà đầu tư kỳ vọng sản phẩm bất động sản tại đây có tiềm năng tăng giá cao. Đặc biệt là bối cảnh Bàu Bàng đang quy hoạch mở rộng và triển khai đầu tư thêm nhiều khu công nghiệp, trong khi lại thiếu các khu dân cư đô thị, khu phố thương mại đáp ứng đa dạng nhu cầu an cư, mua sắm, giải trí. 

Tiềm năng lợi nhuận "kép"

Hiện tại xu hướng đầu tư mới đáng ghi nhận trên thị trường bất động sản Bình Dương là dòng sản phẩm nhà ở dành cho chuyên gia, kỹ sư, lao động trình độ cao. Nhiều nhà đầu tư mạnh tay rót tiền vào các sản phẩm này với kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận kép từ việc giá trị tăng lên theo thời gian và có thể khai thác cho thuê hoặc kinh doanh các ngành nghề có thu nhập ổn định.

Hình thực tế tại dự án, hạ tầng điện nước cáp ngầm 100%

 

Một điển hình là khu đô thị Đại Phước Molita do Công ty Công ty Đất Thành – thành viên của Đại Phước Group làm chủ đầu tư và Công ty Thời Đại Land là đơn vị phát triển dự án. Dự án có quy mô 9,4 ha, tọa lạc tại mặt tiền đường Thiếu Niên 3, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng (Bình Dương).

Điểm nổi bật của Đại Phước Molita là liền kề và kết nối một loạt các khu công nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước như: KCN Bàu Bàng, KCN Mỹ Phước, KCN Chơn Thành, KCN Becamex Bình Phước,… Đây là khu vực có mật độ dân sinh đông đúc nhất Bàu Bàng và cũng là khu vực đã hình thành một chuỗi, hệ thống ngân hàng…

Ảnh phối cảnh của dự án

Được biết, Đại Phước Molita là tổ hợp dịch vụ đa năng, đa diện tích với gần 435 sản phẩm (nhà liên kế, nhà phố thương mại, biệt thự vườn). Dự án được định hình là khu đô thị hiện đại, vừa đáp ứng nhu cầu ở thực vừa đem lại cơ hội đầu tư lợi nhuận cao cho khách hàng.

Thời điểm hiện tại tuy Công ty chưa chính thức công bố dự án nhưng đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư và khách

Hotline: 098 8143333

Website: www.daiphuocmolita.com

Fanpage: https://www.facebook.com/daiphuocmolita.info/

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế