CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 16,3 tỉ đô la

Invest Global 11:13 07/01/2025

(KTSG Online) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,25 tỉ đô la Mỹ, tăng 20,3% so với năm trước. Cục Lâm nghiệp

(KTSG Online) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,25 tỉ đô la Mỹ, tăng 20,3% so với năm trước. Cục Lâm nghiệp dự báo xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2025 tăng trưởng tích cực với mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 18 tỉ đô la Mỹ.

Cần Thơ sắp có khu công nghiệp với vốn đầu tư hơn 7.800 tỉ đồngTPHCM cần huy động 620.000 tỉ đồng cho mục tiêu tăng trưởng trên 10%Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 đạt đạt 16,25 tỉ đô la Mỹ, tăng 20,3%. Ảnh: VGP

Theo Tổng cục Hải quan cho biết, trong quí 4-2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,4% so với quí trước và tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, baochinhphu.vn đưa tin.

Lũy kế năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,25 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng 20,3% so với năm trước. Trong đó, sản phẩm gỗ đóng góp khoảng 11,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 21,9%.

So với kỷ lục được xác lập năm 2022, khoảng 15,8 tỉ đô la Mỹ, kim ngạch xuất khẩu trong năm qua đã vượt khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng đóng góp 1,04 tỉ đô la Mỹ, nâng tổng giá trị xuất khẩu cả ngành đạt khoảng 17,3 tỉ đô la Mỹ.

Sự chủ động tìm kiếm thị trường, chuyển đổi, mở rộng sản xuất cũng như sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ và châu Âu, kết hợp với việc khai thác hiệu quả các thị trường mới nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành gỗ Việt Nam đạt được những thành tích đáng kể trong năm 2024.

Cục Lâm nghiệp cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2025 được dự báo tích cực với mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 18 tỉ đô la Mỹ.

Theo cơ quan chức năng, triển vọng xuất khẩu gỗ năm nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp. Bên cạnh những cơ hội từ các thị trường lớn như Mỹ và EU, ngành gỗ cũng đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt, yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp và những biến động của kinh tế thế giới. Để thành công, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, cho rằng yếu tố xanh sẽ định hình xu hướng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Các quy định mới như quy định chống phá rừng (EUDR) và cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi sang sản xuất gỗ bền vững.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo nguồn cung ổn định, ngành gỗ cần tập trung đầu tư vào việc phát triển các khu chế biến công nghệ cao, mở rộng thị trường xuất khẩu, đến việc xây dựng các vùng nguyên liệu bền vững, có các chứng chỉ bền vững.

Hiện tại, Cục Lâm nghiệp đang triển khai thí điểm cấp mã số vùng trồng rừng tại một số tỉnh phía Bắc, tiến tới mở rộng ra toàn quốc, nhằm xây dựng chuỗi cung ứng gỗ minh bạch, hợp pháp, đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Mã số vùng trồng giúp truy xuất nguồn gốc gỗ, làm cơ sở để đánh giá khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng, góp phần vào việc phát triển bền vững.

Môi trường kinh doanh