CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi

Invest Global 17:03 28/08/2022

VN-Index có tuần tăng điểm thứ 7 liên tiếp. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch từ 22-26/8, VN-Index đứng ở mức 1.282,57 điểm, tương ứng tăng 13,39 điểm (1,06%) so với tuần trước. Tương tự, HNX-Index tăng 1,56 điểm (0,52%) lên 299,5 điểm, UPCoM-Index cũng tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 92,88 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đạt 17.974 tỷ đồng/phiên, giảm 1,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân giảm 2% và đạt 16.044 tỷ đồng.

Nhiều nhóm ngành cổ phiếu có sự phân hóa tương đối mạnh trong tuần giao dịch vừa qua. Trong khi đó, tại top 30 vốn hóa toàn thị trường, số mã tăng có phần nhỉnh hơn với 19 mã, trong khi số mã giảm và 11. Đứng đầu danh sách tăng giá ở nhóm này là BCM của Becamex IDC ( HoSE: BCM ) với hơn 13%.

Tiếp sau đó, MWG của Đầu tư Thế giới di động ( HoSE: MWG ) tăng 12,6%. Theo Reuters, Đầu tư Thế giới Di động cho biết đã thuê tư vấn để bán 20% cổ phần chuỗi Bách Hóa Xanh. Một nguồn tin thân cận của tờ Reuters cho biết Bách Hóa Xanh hiện đang được định giá 1,5 tỷ USD. "Chúng tôi đã chọn một công ty tư vấn và đang làm việc chặt chẽ để chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho thương vụ", người công bố thông tin của MWG nói với Reuters. “Thương vụ dự kiến ​​sẽ hoàn tất vào quý đầu tiên của năm 2023", người công bố thông tin của MWG cho biết, đồng thời từ chối bình luận về định giá và các chi tiết khác vì lý do giữ bí mật.

Ở chiều ngược lại, VIC của Vingroup ( HoSE: VIC ) giảm mạnh nhất trong top 30 vốn hóa với gần 4,3%. MCH của MasanConsumer ( UPCoM: MCH ) và SAB của Sabeco ( HoSE: SAB ) giảm lần lượt 3,8% và 3,6%. Cơ quan thông tấn Đài Loan (Trung Quốc) - CNA - đã có thông báo phát hiện lô mì ăn liền Omachi vị tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc trừ sâu ethylene oxide không phù hợp. Theo đó, 1,44 tấn mì Omachi do Công ty TNHH Thiên Dụ (Qianyu Co., Ltd,) nhập khẩu từ Việt Nam được xác định có chứa chất ethylene oxide với hàm lượng 0,195 mg/kg trong gói bột nêm không đạt tiêu chuẩn. Toàn bộ lô hàng đã bị trả lại và tiêu hủy.

Tăng giá

Tại sàn HoSE, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tiếp tục thuộc về KPF của Đầu tư Tài chính Hoàng Minh ( HoSE: KPF ) với hơn 36%. Như vậy, KPF đã có 12 phiên tăng giá liên tiếp từ mức chỉ 10.600 đồng/cp lên thành 20.750 đồng/cp, tương ứng mức tăng gần 96%.

Tiếp sau đó, cổ phiếu GMC của Garmex Sài Gòn ( HoSE: GMC ) cũng tăng gần 24% chỉ sau một tuần giao dịch. Doanh nghiệp này mới đây thông báo ngày 15/9 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2 năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 30%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi - Ảnh 1.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Một cổ phiếu cũng gây được sự chú ý trong danh sách tăng giá sàn HoSE là PTL của Victory Capital ( HoSE: PTL ) với hơn 12,3%. Công ty vừa công bố Nghị quyết HĐQT hủy ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản về việc điều chỉnh ngành nghề kinh doanh. HĐQT cho rằng việc điều chỉnh này là chưa cần thiết và việc chưa điều chỉnh cũng không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty. Vào đầu tháng 8, lãnh đạo doanh nghiệp cũng công bố thông tin triển khai phương án phát hành 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Công ty muốn huy động 1.000 tỷ đồng để góp vốn vào công ty con (700 tỷ đồng), mở rộng quỹ đất (250 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động (50 tỷ).

Ở sàn HNX, cổ phiếu tăng mạnh nhất là PBP của Bao bì Dầu khí Việt Nam ( HNX: PBP ) với 47,8%. Theo thông báo mới đây, 7/9 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để doanh nghiệp này thực hiện chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức bằng tiền năm 2021 với tỷ lệ 8,5% (850 đồng/cp).

Cổ phiếu API của APEC Investment ( HNX: API ) cũng tăng đến hơn 47% chỉ sau một tuần giao dịch. Công ty công bố ngày 7/9 đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông chia cổ phiếu thưởng 120%. Doanh nghiệp dự kiến phát hành 45,9 triệu cổ phiếu thưởng, vốn tăng từ 382 tỷ đồng lên 840,6 tỷ đồng.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi - Ảnh 2.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường thuộc về NHV của Đầu tư NHV ( UPCoM: NHV ) với gần 96% từ mức 24.196 đồng/cp lên 47.380 đồng/cp. Tuy nhiên, thanh khoản của NHV chỉ duy trì ở mức khá thấp. Các cổ phiếu còn lại trong danh sách tăng giá sàn UPCoM đều nằm trong diện thanh khoản rất thấp.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi - Ảnh 3.

10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Trong danh sách giảm giá mạnh sàn HoSE có sự góp mặt của cả ba cổ phiếu thuộc "họ" FLC là FLC của Tập đoàn FLC (HoSE: FLC), HAI của Nông Dược HAI (HoSE HAI) và AMD của FLC Stone. Trong đó, FLC giảm 15,2%, HAI giảm 13,7% còn AMD giảm 9,3%.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi - Ảnh 4.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Hai cổ phiếu khác ở sàn HoSE có mức giảm trên 10% là VCF của Vinacafé Biên Hòa ( HoSE: VCF ) và CMG của Tập đoàn Công nghệ CMC ( HoSE: CMG ).

Ở sàn HNX, hầu hết các cổ phiếu giảm giá mạnh đều thuộc nhóm thanh khoản thấp. Đứng đầu mức tăng giá sàn này là GDW của Cấp nước Gia Định ( HNX: GDW ) với mức giảm gần 18%. Trong khi đó, một cổ phiếu khác thuộc "họ" FLC là KLF của KLF Global (HNX: KLF) là mã hiếm hoi có thanh khoản tốt trong nhóm giảm giá mạnh sàn HNX. KLF giảm 12,5% trong tuần vừa qua.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi - Ảnh 5.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Tại sàn UPCoM, toàn bộ các cổ phiếu trong top 10 về mức giảm giá đều thuộc nhóm thanh khoản rất thấp. TEL của Phát triển công trình viễn thông ( UPCoM: TEL ) giảm giá mạnh nhất với 40% nhưng khối lượng khớp lệnh bình quân chỉ là 20 đơn vị/phiên.

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Vẫn có mã lên gần gấp đôi - Ảnh 6.

10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan