CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển TPHCM

Invest Global 17:07 03/06/2023

(KTSG Online) – Tầm nhìn đến năm 2045, TPHCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu. Đến 2030, GRDP bình quân đầu người của TPHCM khoảng 14.500 đô la Mỹ.

TPHCM cần cơ chế đặc thù ra sao để phát triển trung tâm tài chính quốc tế?Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TPHCM và 8 dự án luật sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 5TPHCM sẽ có chương trình kích cầu đầu tư theo cơ chế thí điểm, đặc thù. Ảnh minh hoạ: Lê Vũ

TTXVN đưa tin, ngày 2-6, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 87/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, TPHCM thành phố dịch vụ-công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số; trung tâm kinh tế, tài chính; thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước. Mục tiêu đặt ra là TPHCM đạt mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8-8,5%/năm, GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 đô la Mỹ và kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Tầm nhìn đến năm 2045, TPHCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của Vùng TPHCM và Vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.

Nghị quyết nêu rõ, TPHCM tập trung xây dựng thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại; hình thành trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế; có cơ chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật phù hợp để sớm xây dựng thành công Trung tâm Tài chính quốc tế TPHCM.

Chính phủ ban hành chính sách, pháp luật vượt trội, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính năng động, sáng tạo vì lợi ích chung của cán bộ thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố trong giai đoạn mới.

Trong đó, thực hiện có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực: quản lý đầu tư; tài chính-ngân sách; quản lý đô thị, tài nguyên môi trường; quản lý văn hóa và trật tự xã hội; tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Theo Nghị quyết, Chính phủ ban hành và triển khai thí điểm chính sách mang tính đột phá để TPHCM chủ động huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển; giữ tỷ lệ điều tiết ngân sách thành phố theo mức hiện nay đến hết năm 2025 và tiếp tục giữ ở mức không thấp hơn trong các năm tiếp theo, tạo điều kiện để thành phố có nguồn lực bổ sung cho các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược.

Ngoài ra, xây dựng cơ chế đột phá thu hút nguồn lực đầu tư phát triển và thúc đẩy xã hội hóa trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch…; nâng cao hiệu quả các loại hình liên kết đầu tư trong các lĩnh vực này; áp dụng thí điểm việc lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đối tác công-tư để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và khoa học-công nghệ.

TPHCM sẽ có chương trình kích cầu đầu tư theo cơ chế thí điểm, đặc thù

TTXVN dẫn thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, sau khi được thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, đặc thù thì TPHCM sẽ có chương trình kích cầu đầu tư. Đây là chương trình hỗ trợ lãi vay cho các dự án tham gia bằng nguồn vốn đầu tư công thuộc ngân sách Thành phố và thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014.

Chỉ cần chờ Nghị quyết về thí điểm chính sách đặc thù cho TPHCM được Quốc hội thông qua, Sở Kế hoạch đầu tư sẽ tham mưu UBND TPHCM xem xét, trình Hội đồng Nhân dân Thành phố chính sách về chương trình kích cầu đầu tư. Nguồn kinh phí hỗ trợ lãi vay cho các dự án tham gia chương trình kích cầu đầu tư sau khi được thông qua sẽ là nguồn vốn đầu tư công thuộc ngân sách Thành phố và thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014.

Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, hiện việc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố đã khởi sắc, ước tính 5 tháng đầu năm 2023 đạt 13% theo kế hoạch vốn của Thủ tướng và cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ của năm 2022 (5 tháng năm 2022 đạt 9,4%); đồng thời đạt 22% theo kế hoạch của Thành phố giao.

Ngoài ra, trong quí 2-2023, GRDP Thành phố tăng 5,87% so với cùng kỳ, trong đó nông nghiệp tăng 2,2%; công nghiệp – xây dựng tăng 4,5%; dịch vụ tăng 7,2%. Trong 5 tháng đầu năm 2023, GRDP  TPHCM ước tăng 3,5%, cao hơn 1,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan