CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chú ý cảnh báo của công an để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen | Báo Công Thương

Invest Global 15:25 20/04/2023

Đây là những nội dung chính được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra thảo luận, trao đổi tọa đàm Tín dụng tiêu dùng: "Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật!", diễn ra ngày 20/4 tại TP. Hồ Chí Minh.

Người tiêu dùng cần chú ý các cảnh báo của công an để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:

Người tiêu dùng cần chú ý các cảnh báo của công an để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP Việt Nam, khoảng 70%. Tín dụng tiêu dùng là 1 trong những công cụ để người tiêu dùng có thể sử dụng để tiêu dùng. Ngoài ra, tín dụng tiêu dùng cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng quốc gia với khoảng 20% tổng dư nợ.

Trong những năm qua, vay tiêu dùng qua các kênh tín dụng chính thức như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các công ty tài chính công nghệ (fintech)… đã và đang góp phần rất lớn vào việc đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng của khách hàng cá nhân, hạn chế tín dụng đen.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, những vấn đề phát sinh trong hoạt động thu hồi nợ không đúng luật từ một số công ty tài chính hay công ty cho vay tiêu dùng bị cơ quan công an kiểm tra, đã tác động tiêu cực tới hình ảnh của các đơn vị cho vay tiêu dùng chính thống, thậm chí bị hiểu lầm là tín dụng đen.

Tại tọa đàm các chuyên gia, luật sư, cơ quan quản lý nhà nước đã thảo luận, trao đổi cho vay và thu hồi nợ thế nào để đúng quy định pháp luật? Làm sao để tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh, bền vững? Làm sao để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen…

Người tiêu dùng cần chú ý các cảnh báo của công an để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen Tọa đàm Tín dụng tiêu dùng: "Cho vay và thu hồi nợ đúng pháp luật!"

Để phát triển thị trường tín dụng an toàn, tích cực, hiệu quả, vừa phòng và chống tín dụng đen, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh – cho biết: Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức đúng về tín dụng đen để không rơi vào vòng xoáy này. Cụ thể, nên tuyên truyền trực tiếp về kênh phường, xã, công nhân, nhóm dân phố.

Ngoài ra, chính quyền địa phương nên nắm bắt thông tin những app cho vay không chính thống, không rõ ràng hoạt động trên địa bàn để phối hợp với cơ quan công an có giải pháp xử lý. Đặc biệt, người tiêu dùng cần chú ý các cảnh báo của công an để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen.

Về thu hồi nợ, ông Nguyễn Văn Dũng đề nghị các ngân hàng thương mại cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 43 và Thông tư 39 về thu hồi nợ, xác định như thế nào là đe đọa… đồng thời phải phối hợp với các cơ quan, ban ngành để tránh cho vay nặng lãi.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Hoàng Minh -Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội vừa nhận được báo cáo của 10/12 hội viên. Trong đó, có 7/10 công ty tài chính báo cáo đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, hiện chưa có kết luận.

Để hạn chế tín dụng đen, chúng tôi đề xuất ngoài những giải pháp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đề cập, cần tăng cường giải pháp tuyên truyền tránh để khách hàng gây ngộ nhận công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp và công ty trái pháp luật. “Ngân hàng Nhà nước cần công bố danh sách các doanh nghiệp tín dụng tiêu dùng được cấp phép, có quản lý cần được công bố để người dân có nhìn nhận tốt hơn. Cần truyền thông thêm nghĩa vụ người đi vay, rủi ro trả nợ không đúng hạn, người dân có niềm tin hơn” - ông Nguyễn Hoàng Minh đề nghị.

Người tiêu dùng cần chú ý các cảnh báo của công an để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh

Các chuyên gia, luật sư tại tọa đàm cũng nhìn nhận, thời gian qua có tình trạng tín dụng đen, lôi kéo sinh viên, người nghèo thiếu hiểu biết kêu gọi cho vay lãi suất 0% nhưng thực chất lãi suất rất cao, nảy sinh vấn đề lên mạng lập nhóm vay tiền rồi xù nợ. Cùng với đó, có tình trạng cho vay quá dễ dãi nên khó đòi nợ…

Vấn đề đặt ra, làm sao thu hồi nợ cho đúng luật? Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh - cho rằng: Trước tiên, muốn thu hồi nợ đúng luật phải có quy định pháp luật đầy đủ. Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã có các thông tư 43, 39 quy định rất rõ ràng về vấn đề đốc thúc thu hồi nợ, không được gọi trước 21 giờ, không gọi quá 5 lần trong 1 ngày…

Còn đòi nợ thế nào là vi phạm pháp luật, cao nhất là vi phạm pháp luật hình sự? Điều 170 của Bộ Luật Hình sự quy định cưỡng đoạt tài sản để chiếm lấy tiền trả nợ, là tội cưỡng đoạt tài sản. Ngoài ra, trong văn bản của Ngân hàng Nhà nước cũng quy định không được đe dọa khi thu hồi nợ, vậy thế nào là đe đọa là vấn đề được quan tâm?

“Các công ty tài chính có thể phối hợp nhiều phương thức thu hồi nợ, nhưng không được trái luật. Việc công ty tài chính bán nợ cho 1 công ty khác thì phải bảo đảm đơn vị đòi nợ đó phải có người đòi nợ chuyên nghiệp, có năng lực, đạo đức…” - Luật sư Trương Thị Hòa đưa ra lời khuyên.

Để tránh bị lừa đảo, rơi bẫy tín dụng đen, theo Luật sư Trương Thị Hòa, người đi vay tín dụng tiêu dùng cần phải biết rõ công ty tài chính, ngân hàng cho mình vay, cần tìm hiểu những quy định và có hợp đồng cụ thể…

Khi khách hàng tìm đến các công ty tài chính để vay tiêu dùng, điều đầu tiên khách hàng nên kiểm tra thông tin về các tổ chức tín dụng cho vay, gói vay có đúng luật không để nhận diện đâu là công ty tài chính chính thức, đâu là công ty tài chính trá hình.

Đồng quan điểm, Luật sư Phạm Văn Đức - Công ty Luật TNHH Một thành viên Đức & Phạm cũng cho rằng, đầu tiên khách hàng vay cần phải tìm hiểu thông tin đối với công ty tài chính cho vay của mình là công ty nào, có được phép hoạt động hay không.

Luật quy định hợp đồng vay là hợp đồng bằng văn bản, trong hợp đồng thể hiện rõ lãi suất, phương thức xử lý nợ... Công ty núp bóng trá hình đều né quy định, không ký hợp đồng chính thức.

Liên quan đến việc thu hồi nợ, luật sư Trương Thị Hòa lưu ý, nếu bên cho vay đốc thúc thu hồi nợ không đúng quy định, vi phạm pháp luật, người đi vay có thể trình báo các cơ quan có thẩm quyền là Ngân hàng nhà nước chi nhánh địa phương, cơ quan công an.

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan