CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới!

Invest Global 10:06 24/06/2020

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới!

24-06-2020 - 08:07 AM Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

 
 
COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới!

Michael Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital đã có 15 năm sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Cha mẹ đều là người Canada, nhưng khi nhắc đến Việt Nam, Michael dùng từ “chúng ta – we”, thay vì “các bạn – you”.

 
 

Trao đổi với Trí thức trẻ về cơ hội của du lịch Việt Nam hậu Covid-19, ông Michael Piro tâm sự: "Covid-19 thậm chí còn có lợi theo một cách rất kỳ quặc: làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh của chúng tôi".

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 1.

Lệnh giãn cách xã hội đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Nhưng việc kiểm soát dịch sớm đã giúp Việt Nam có thể mở cửa lại du lịch nội địa sớm hơn các nước khác. Ông thấy những dấu hiệu nào thể hiện rõ rệt sự hồi sinh của ngành du lịch Việt Nam?

Dấu hiệu dễ thấy ở đây chính là sân bay. Tôi di chuyển giữa Hà Nội và TP.HCM gần như hàng tuần trong suốt 10 năm trời. Dấu hiệu đầu tiên tôi nhận thấy là các sân bay rất đông. Các máy bay đã kín chỗ, các sân bay kín chỗ, Vietnam Airlines đã phục hồi 90% công suất trên các tuyến nội địa tính đến tháng 5.

Chúng tôi cũng đã xem xét các chỉ số khác. Ví dụ, dữ liệu từ một số nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện trên phân khúc khách sạn quy mô vừa cho thấy: hiệu suất cuối tuần của một số khách sạn đang quay trở lại đạt tới 90%. Báo cáo gần đây của Google cũng cho thấy các tìm kiếm liên quan đến du lịch nội địa đã tăng gấp đôi trong 6 tuần qua.

Mọi người đang online, đang ngâm cứu để lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ trong nước. Họ đang lựa chọn nơi họ sẽ đến và chúng ta đang thấy một Việt Nam vô cùng năng động hậu Covid-19.

Hiếm có quốc gia nào mà người dân lại đang hứng khởi du lịch như ở Việt Nam. Đó là điều vô cùng đặc biệt. Khi tôi nói chuyện với mẹ và cha tôi ở Canada và bạn bè ở Mỹ, họ thậm chí còn chưa nghĩ tới việc đến nơi nhiều nguy cơ như sân bay.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 2.

Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đang bày tỏ ý muốn nối lại việc du lịch với Việt Nam (Nhật Bản đã cho phép người Việt nhập cảnh trở lại), tạo thành các "bong bóng du lịch" với quốc gia về cơ bản đã đẩy lùi được Covid-19. Ông đánh giá thế nào về cơ hội của việc này?

Tôi nghĩ đó là cơ hội mà chúng ta không thể phủ nhận và là cơ hội mà chúng ta phải tận dụng. Điều tuyệt vời ở đây là với Việt Nam, bong bóng du lịch tình cờ lại trùng với các nhà đầu tư FDI lớn. Không phải quốc gia nào cũng có được điều đó.

Vì vậy, việc mở ra hành lang du lịch với Hàn Quốc, Nhật Bản, có khả năng là Trung Quốc, Thái Lan… không chỉ thúc đẩy du lịch mà còn thúc đẩy FDI. Chúng tôi đang thực hiện một số giao dịch trên nhiều lĩnh vực, nhưng rất tiếc là các giao dịch đang bị hoãn, đang chờ để có thể đến Việt Nam. Vì vậy, tôi biết có rất nhiều nhu cầu đầu tư vào Việt Nam đang dồn nén, chỉ chờ những chuyến bay quốc tế được nối lại để bùng nổ.

Những gì Việt Nam đang làm ngay bây giờ là từ từ mở cửa, bắt đầu với các chuyến kinh doanh, và sau đó nó sẽ bắt đầu tập trung hơn vào du lịch giải trí. Tôi nghĩ rằng đó là chiến lược đúng đắn.

Điều quan trọng là chúng ta phải gửi thông điệp tới họ rằng chúng ta đã mở cửa. Và chúng ta phải làm điều đó với sự thận trọng hết mức, không cho phép bất kỳ trường hợp Covid-19 mới nào được nhập cảnh vào Việt Nam, không cho phép bất cứ làn sóng dịch bệnh thứ hai nào xảy ra bởi vì đó sẽ là thảm họa bao trùm mọi thứ.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 3.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm, ông đã nói mình luôn chuẩn bị cho tình huống thị trường đi xuống. Vậy Indochina Capital đã đối mặt với khủng hoảng Covid-19 ra sao, đặc biệt là với lĩnh vực resorts?

Điều tuyệt vời ở đây là, khách sạn và khu nghỉ dưỡng mà chúng tôi đang tập trung phát triển lại chính là Wink Hotels – một thương hiệu chúng tôi xây dựng dành riêng cho Việt Nam. Thương hiệu đó vẫn là một thương hiệu tuyệt vời đối với khách nước ngoài, nhưng nó thực sự được phát triển để dành cho người Việt Nam, cho thị trường du lịch trong nước.

Vì vậy, theo nghĩa đó, chúng tôi khá may mắn. Chúng ta đều đã biết, du lịch quốc tế hiện nay gần như không tồn tại.

Ngay cả lúc này, chúng tôi vẫn có những lợi ích vì Wink Hotels đã được chuẩn bị. Chúng tôi định vị thương hiệu để nếu thị trường quốc tế phát triển mạnh mẽ, chúng tôi có thể tận dụng điều đó. Và nếu thị trường quốc tế đi xuống, trong khi thị trường nội địa lại đi lên, chúng tôi vẫn sẽ cảm thấy tự tin rằng thương hiệu này sẽ tận dụng được rất tốt thị trường trong nước.

Tóm lại, chúng tôi tự tin có thể dành thời gian để phát triển những sản phẩm linh hoạt, có tính thích nghi cao, có thể "xử đẹp" cả thị trường khách nước ngoài và nội địa.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 4.

Các dự án cá nhân của ông có bị ảnh hưởng bởi Covid-19? Ông xử lý việc đó thế nào?

Chắc chắn rồi. Chúng tôi có một số khoản đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng, kinh doanh tại TP.HCM, Quận 1, nơi mà khách nước ngoài thực sự rất quan trọng với mô hình kinh doanh của chúng tôi. Vì vậy, đại dịch đã từng là một thời kỳ khủng hoảng.

Tuy nhiên, hiện tại nhà hàng của chúng tôi đã hoạt động trở lại rồi. Chúng tôi đã có thể cắt giảm đáng kể chi phí để vượt qua giai đoạn này. Chúng tôi có thể sắp xếp lại thứ, để hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả. Về tổng thể, chắc chắn là chúng tôi có thiệt hại về mặt doanh thu. Nhưng cùng lúc, về mặt tổ chức, thời gian này đã giúp chúng tôi có động lực thay đổi để việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Covid-19 thậm chí còn có lợi theo một cách rất kỳ quặc: làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh của chúng tôi.

Bởi lẽ, chúng tôi đã thấy một số lượng lớn các nhà hàng và quán bar phải ngừng hoạt động trong 3, 4 tháng qua. Thêm vào đó là khi nhu cầu giảm, thì cung cũng giảm theo.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 5.

Theo ông việc mở cửa trở lại sớm có phải thời cơ để Việt Nam vượt qua Thái Lan, bật lên trên bản đồ du lịch khu vực?

Tin vui là Việt Nam đang có một khởi đầu thuận lợi. Rõ ràng, Việt Nam đã kiểm soát được tình hình Covid-19 nhanh hơn, tốt hơn, và hiệu quả hơn so với Thái Lan, nên tôi nghĩ rằng điều đó đang mang lại cho chúng ta một cơ hội.

Báo chí toàn cầu đưa tin về Việt Nam, đã làm nổi bật Việt Nam ở một khía cạnh rất tích cực. Điều này cho thấy những điểm tốt ở Việt Nam mà nhiều người không biết. Họ không hiểu rằng chúng ta được tổ chức tốt như thế nào, chúng ta an toàn đến mức nào, sự lãnh đạo của Chính phủ ở đây tuyệt vời như thế nào.

Việt Nam có rất nhiều cơ hội để bứt phá ngay bây giờ. Nhưng cơ hội đó sẽ không phát huy hiệu quả ngay lập tức.

Việt Nam đang phát triển cực kỳ nhanh. Việt Nam chỉ mất 7 năm để nâng lượng khách từ 6 triệu lượt đến 15 triệu. Trong khi, Thái Lan phải mất 15 năm để đạt được con số tương tự. Vì vậy, theo tôi Việt Nam đang phát triển nhanh hơn nhiều và cuối cùng sẽ vượt qua Thái Lan về du lịch.

Liệu Việt Nam có thể bắt kịp Thái Lan ngay lập tức hay không? Có lẽ là không, nhưng tôi cho rằng đây sẽ là một lời cảnh báo rằng Việt Nam đang bắt kịp và trở thành đối thủ cạnh tranh nghiêm túc với Thái Lan. Nếu du lịch Việt Nam không tận dụng thời cơ để đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 6.

Thị trường du lịch Việt Nam trước đây vẫn phụ thuộc rất nhiều và khách Trung Quốc và Hàn Quốc và rất nhiều chuyên gia đã kêu gọi phải đa dạng hóa thị trường khác. Song khi Covid-19 còn diễn biến phức tạp thì sự lựa chọn không có nhiều và Hàn Quốc, Trung Quốc chính là những nước đã phần nào kiểm soát được Covid-19. Liệu điều đó có khiến Việt Nam lại tiếp tục phụ thuộc nhiều hơn vào 2 thị trường này?

Trong ngắn hạn hoặc trung hạn, Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc lớn vào các thị trường này.

Dựa trên thực tế rằng, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng cả khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc đều thích đến thăm Việt Nam. Tự nhiên sẽ có nhu cầu rất mạnh từ các thị trường này. Nếu xét về mặt địa lý, các thị trường này rất gần, cả hai đều gần với Việt Nam. Về mặt văn hóa cũng có nét tương đồng.

Sự phụ thuộc này sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng tôi đồng ý với bạn rằng chúng ta phải bắt đầu tìm kiếm sự đa dạng, chúng ta không thể phụ thuộc. Ngay bây giờ, tôi nghĩ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm khoảng 55% lượng khách quốc tế của chúng ta. Tôi chắc chắn hy vọng có sự đa dạng hóa.

Tôi tin rằng Việt Nam thể hiện tuyệt vời trên sân khấu toàn cầu trong việc đối phó với Covid-19. New York Times đã chỉ ra lý do tại sao nên đi du lịch Việt Nam và một số bài báo xuất hiện gần đây đã thể hiện rất rõ việc Việt Nam an toàn và đẹp như thế nào.

Vì thế, ngay khi du lịch nối lại, chúng ta sẽ thấy nhiều người châu Âu và nhiều khách du lịch Bắc Mỹ hơn. Chúng ta sẽ bắt đầu thấy con số này trở nên cân bằng hơn một chút. Nhưng trong tương lai gần, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn sẽ thống trị thị trường của chúng ta.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 7.

Theo ông Việt Nam chiến lược giảm giá hiện tại đã tận dụng được tối đa dòng khách nội địa hay chưa?

Ngay từ đầu, tất cả người chơi trên thị trường đều xác định rằng, thị trường nội địa của chúng ta phản ứng khá nhanh với việc giảm giá và khuyến mãi. Việc chiết khấu hoặc chương trình khuyến mãi, bổ sung tiện ích, tăng giá trị dịch vụ đã tỏ ra khá hiệu quả.

Với tư cách là chủ khách sạn, tôi không muốn thấy chiết khấu tăng quá cao. Nhưng tôi hiểu, để mọi người quay lại du lịch, bạn sẽ cần một số chương trình khuyến mãi. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đặt được mức giá phù hợp, hiệu quả khi đã tính toán cho tất cả các chi phí như spa miễn phí, bữa tối miễn phí, chuyến bay giảm giá, bất cứ loại khuyến mãi nào có thể chạy.

Có lẽ chiến lược giảm giá này sẽ còn tiếp tục ít nhất là đến cuối năm nay. Có thể là giảm từ 25 đến 30%, trong một số trường hợp thậm chí là 50%. Chúng ta sẽ thấy trung bình giá sẽ giảm khoảng 20% từ giờ tới cuối năm nay.

Nhưng nhìn chung, tôi không nghĩ chiết khấu sẽ gia tăng theo thời gian. Tôi nghĩ rằng nhu cầu du lịch Việt Nam sẽ tăng sớm hơn dự kiến. Vấn đề chỉ là xây dựng chính sách để đảm bảo vừa thu hút dòng khách và vẫn giữ cho Việt Nam được an toàn. Nhưng ngay du lịch quốc tế mở cửa, tôi nghĩ, việc giảm giá sẽ giảm mạnh bởi vì nhu cầu từ khách du lịch nước ngoài sẽ bùng nổ.

Vừa chịu thiệt hại rất nặng nề vì dịch, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cả hàng không hiện lại phải tiếp tục giảm giá sâu để thu hút khách nội địa. Như vậy có phải các doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu thiệt lớn hơn vì không có dòng tiền để giảm giá quá sâu?

Hoàn toàn đúng. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có ít khả năng tiếp cận các lựa chọn thay thế tài chính và phụ thuộc nhiều hơn vào dòng tiền ngắn hạn. Và hầu hết các doanh nghiệp nhỏ chỉ duy trì được hoạt động trong một tháng, hai tháng, may mắn thì là ba tháng nếu dự trữ tiền mặt. Bây giờ, họ đã trải qua vài tháng không có doanh thu.

Rất nhiều người trong số họ - các doanh nghiệp nhỏ - phải đối mặt với việc "giảm giá hay là chết". Chúng ta đã thấy một số công ty hoặc đình chỉ hoạt động hoặc là "hấp hối".

Và điều đó thể hiện ở cả các công ty du lịch, hãng hàng không, khách sạn, công ty F&B… Tất cả đều phụ thuộc vào sự phục hồi thành công của ngành du lịch. Vì vậy, nhìn chung, các doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn và chúng ta sẽ thấy một số công ty phải đóng cửa trong vòng 12 đến 18 tháng tới.

COO Indochina Capital: Nếu du lịch Việt Nam không đi trước Thái Lan ngay bây giờ, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa trong vài năm tới! - Ảnh 8.

Liệu các doanh nghiệp có tăng giá mạnh sau khi thị trường quốc tế được mở cửa trở lại để bù lỗ?

Tôi không nghĩ giá sẽ tăng mạnh. Giảm giá sẽ được kéo lại từ từ.

Bạn biết ý tôi là gì, tôi không nghĩ giá sẽ tăng. Giá cả đối với một khách sạn mà nói, chính là nhà. Chúng tôi chỉ có thể giữ giá ngang với năm 2019, hoặc là cố gắng không để bị mất giá. Bởi lẽ có thể mất nhiều năm để xây dựng tỷ lệ khách bằng với trước dịch.

Đối với chúng tôi, trọng tâm chính là duy trì. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng hiệu suất ít nhất sẽ quay trở lại như cũ.

Khi du lịch quốc tế tăng trở lại, các nhà khai thác sẽ giảm dần chương trình khuyến mãi, cố gắng ổn định ở lượng khách năm ngoái. Nhưng không ai sẽ tăng giá quá cao, ví dụ cao hơn cả so với năm trước, tôi không nghĩ vậy.

Nhưng vâng, tôi nghĩ đối với thị trường nội địa, lời khuyên của tôi là ra khỏi nhà đi. Tận hưởng những ngày nghỉ đi. Hãy thử một lần ghé thăm những khu nghỉ dưỡng sang trọng mà trước đây chúng ta không bao giờ nghĩ là sẽ có đủ tiền để chi trả.

Vì bạn biết đấy, chắc gì năm sau bạn vẫn còn có đủ khả năng để đi du lịch đến những nơi sang trọng như vậy?

Cảm ơn ông!

Hoàng An / Thiết kế: Hương Xuân

Theo Trí thức trẻ

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan