CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Sau đại dịch Covid-19, chắc chắn, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng trưởng rất mạnh, trong đó có nguồn vốn đầu tư của kiều bào.
Phần lớn các dự án của Việt kiều đầu tư về Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Mới thu hút được 362 dự án FDI của Việt kiều
Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là một trong những quốc gia hàng năm nhận được nguồn kiều hối lớn nhất thế giới. Song do đại dịch Covid-19, nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư của kiều bào giảm rất mạnh trong năm nay. Ngay cả với những quốc gia đứng đầu thế giới về thu hút kiều hối như Philippines, Ấn Độ…, lượng kiều hối năm nay cũng sụt giảm rất mạnh.
“Nhưng khi Covid-19 qua đi, chắc chắn nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng trưởng rất mạnh, trong đó có đầu tư từ nguồn kiều hối thông qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp trên thị trường tài chính hoặc đầu tư thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). Vì vậy, Việt Nam cần có chính sách ưu đãi để đón nguồn vốn đầu tư này”, ông Cường nhận định.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10/2020, người Việt Nam từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đã đầu tư về quê hương 362 dự án đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Trong đó, Việt kiều Hoa Kỳ đầu tư 18 dự án, với 105,8 triệu USD (chiếm 22,38% về số dự án và 6,6% về vốn đầu tư của Việt kiều về Việt Nam), tiếp theo là Pháp, Australia, Trung Quốc, Đức.
Phần lớn các dự án của Việt kiều đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 143 dự án, vốn đăng ký 725,14 triệu USD, chiếm 39,5% số dự án và 45,2% vốn đăng ký. Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú, xây dựng… Hiện đã có 42/63 địa phương thu hút được nguồn vốn này, trong đó Hà Nội thu hút 79 dự án với vốn đăng ký 476,8 triệu USD (chiếm 21,8% số dự án và 29,7% vốn đăng ký), tiếp theo là Long An, Bình Thuận, Hải Phòng, Đồng Nai...
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông, 1,6 tỷ USD kể trên chỉ tính khoản đầu tư dưới hình thức FDI. Nếu tính cả đầu tư gián tiếp, đầu tư qua người thân, đặc biệt là kiều bào đầu tư dưới hình thức đầu tư trong nước, thì tổng lượng vốn đầu tư về quê hương của kiều bào trên khắp thế giới lớn hơn nhiều.
“Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Đầu tư, thì nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Khi lựa chọn như là nhà đầu tư trong nước, Việt kiều không phải thực hiện nhiều quy định, nghĩa vụ pháp lý ràng buộc, nên nhiều dự án của Việt kiều đầu tư về nước nhưng không tính là đầu tư FDI”, ông Đông giải thích.
Phần lớn các dự án của Việt kiều đầu tư về Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Mới thu hút được 362 dự án FDI của Việt kiều
Theo TS. Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là một trong những quốc gia hàng năm nhận được nguồn kiều hối lớn nhất thế giới. Song do đại dịch Covid-19, nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư của kiều bào giảm rất mạnh trong năm nay. Ngay cả với những quốc gia đứng đầu thế giới về thu hút kiều hối như Philippines, Ấn Độ…, lượng kiều hối năm nay cũng sụt giảm rất mạnh.
“Nhưng khi Covid-19 qua đi, chắc chắn nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tăng trưởng rất mạnh, trong đó có đầu tư từ nguồn kiều hối thông qua đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp trên thị trường tài chính hoặc đầu tư thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). Vì vậy, Việt Nam cần có chính sách ưu đãi để đón nguồn vốn đầu tư này”, ông Cường nhận định.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10/2020, người Việt Nam từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đã đầu tư về quê hương 362 dự án đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD. Trong đó, Việt kiều Hoa Kỳ đầu tư 18 dự án, với 105,8 triệu USD (chiếm 22,38% về số dự án và 6,6% về vốn đầu tư của Việt kiều về Việt Nam), tiếp theo là Pháp, Australia, Trung Quốc, Đức.
Phần lớn các dự án của Việt kiều đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 143 dự án, vốn đăng ký 725,14 triệu USD, chiếm 39,5% số dự án và 45,2% vốn đăng ký. Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú, xây dựng… Hiện đã có 42/63 địa phương thu hút được nguồn vốn này, trong đó Hà Nội thu hút 79 dự án với vốn đăng ký 476,8 triệu USD (chiếm 21,8% số dự án và 29,7% vốn đăng ký), tiếp theo là Long An, Bình Thuận, Hải Phòng, Đồng Nai...
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Trần Duy Đông, 1,6 tỷ USD kể trên chỉ tính khoản đầu tư dưới hình thức FDI. Nếu tính cả đầu tư gián tiếp, đầu tư qua người thân, đặc biệt là kiều bào đầu tư dưới hình thức đầu tư trong nước, thì tổng lượng vốn đầu tư về quê hương của kiều bào trên khắp thế giới lớn hơn nhiều.
“Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Đầu tư, thì nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Khi lựa chọn như là nhà đầu tư trong nước, Việt kiều không phải thực hiện nhiều quy định, nghĩa vụ pháp lý ràng buộc, nên nhiều dự án của Việt kiều đầu tư về nước nhưng không tính là đầu tư FDI”, ông Đông giải thích.
Việt kiều được lựa chọn hình thức đầu tư trong nước
Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút kiều bào đầu tư về nước. Cụ thể, theo Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam thông qua hình thức FDI (thành lập tổ chức kinh tế); đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngoài các chính sách về đầu tư, kinh doanh, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nhà đầu tư Việt kiều và kiều bào có tiềm lực tài chính, trình độ, tay nghề, kinh nghiệm… về cống hiền lâu dài cho quê hương và không phân biệt với công dân Việt Nam chỉ có quốc tịch Việt Nam.
Dù thực hiện theo hình thức nào thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó mới thành lập doanh nghiệp. Để được đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động; đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư...
“Nhưng Việt kiều vừa là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước, không có bất cứ sự phân biệt nào giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư là Việt kiều, nên không phải thực hiện các điều kiện, thủ tục như đối với nhà đầu tư nước ngoài bình thường khác”, ông Đông nói.
Theo ông Đông, ngoài các chính sách về đầu tư, kinh doanh, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nhà đầu tư Việt kiều và kiều bào có tiềm lực tài chính, trình độ, tay nghề, kinh nghiệm… về cống hiền lâu dài cho quê hương và không phân biệt với công dân Việt Nam chỉ có quốc tịch Việt Nam. Đó là Luật Nhà ở cho phép Việt kiều được phép mua nhà và tài sản hợp pháp tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho kiều bào yên tâm về quê hương sinh sống, đầu tư, lao động đóng góp cho đất nước.
“Hiện tại, Việt kiều đã được miễn visa khi trở về Việt Nam. Việc miễn visa đã khẳng định chính sách coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, giúp bà con kiều bào có thể trở về nước bất cứ lúc nào, muốn ở bao lâu cũng được”, ông Đông nói thêm.
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 10/2020, có khoảng 1.100 dự án của doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đầu tư ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn 21,3 tỷ USD. Như vậy, so với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, thì nguồn vốn Việt kiều đầu tư vào trong nước còn rất khiêm tốn.
TS. Nguyễn Minh Cường nhận định, sẽ có sự dịch chuyển mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài sau đại dịch. Trong các nhà đầu tư nước ngoài, cả đầu tư gián tiếp lẫn FDI dịch chuyển nguồn vốn đầu tư, có không ít nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài và đây là cơ hội để Việt Nam thu hút mạnh mẽ nguồn vốn này.
Thứ trưởng Trần Duy Đông khẳng định, Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút kiều bào đầu tư về nước. Cụ thể, theo Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư tại Việt Nam thông qua hình thức FDI (thành lập tổ chức kinh tế); đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Dù thực hiện theo hình thức nào thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó mới thành lập doanh nghiệp. Để được đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động; đối tác Việt Nam tham gia hoạt động đầu tư...
“Nhưng Việt kiều vừa là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư trong nước, không có bất cứ sự phân biệt nào giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư là Việt kiều, nên không phải thực hiện các điều kiện, thủ tục như đối với nhà đầu tư nước ngoài bình thường khác”, ông Đông nói.
Theo ông Đông, ngoài các chính sách về đầu tư, kinh doanh, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích nhà đầu tư Việt kiều và kiều bào có tiềm lực tài chính, trình độ, tay nghề, kinh nghiệm… về cống hiền lâu dài cho quê hương và không phân biệt với công dân Việt Nam chỉ có quốc tịch Việt Nam. Đó là Luật Nhà ở cho phép Việt kiều được phép mua nhà và tài sản hợp pháp tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho kiều bào yên tâm về quê hương sinh sống, đầu tư, lao động đóng góp cho đất nước.
“Hiện tại, Việt kiều đã được miễn visa khi trở về Việt Nam. Việc miễn visa đã khẳng định chính sách coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, giúp bà con kiều bào có thể trở về nước bất cứ lúc nào, muốn ở bao lâu cũng được”, ông Đông nói thêm.
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 10/2020, có khoảng 1.100 dự án của doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam đầu tư ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn 21,3 tỷ USD. Như vậy, so với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài, thì nguồn vốn Việt kiều đầu tư vào trong nước còn rất khiêm tốn.
TS. Nguyễn Minh Cường nhận định, sẽ có sự dịch chuyển mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài sau đại dịch. Trong các nhà đầu tư nước ngoài, cả đầu tư gián tiếp lẫn FDI dịch chuyển nguồn vốn đầu tư, có không ít nhà đầu tư là người Việt Nam ở nước ngoài và đây là cơ hội để Việt Nam thu hút mạnh mẽ nguồn vốn này.
NGUỒN BÁO ĐẦU TƯ