CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu | Báo Công Thương

Invest Global 17:13 20/11/2022
Xu hướng sẽ chuyển dịch sang ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ kỹ thuật tiến tiến

Tại Tọa đàm “Thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam” diễn ra mới đây, ông Yoon Chang Woo - Tổng giám đốc POSCO Việt Nam - đánh giá, Việt Nam đã và đang cung cấp một lực lượng lao động dồi dào và nền kinh tế đã và đang liên tục tăng triển. Tuy nhiên, thực tế sự phát triển của ngành công nghiệp phụ tùng sử dụng nguyên liệu thép vẫn chưa thể tăng tốc. Nếu như nhìn vào các lĩnh vực phải sử dụng nguyên liệu thép như xây dựng, đóng tàu, ô tô và máy móc yêu cầu sử dụng thép, thì lĩnh vực thép dùng trong xây dựng như cốt thép và thép cuộn đã tăng trưởng đáng kể.

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam VIMEXPO 2022 chính thức khai mạc ngày 16/11 với chủ đề “Kết nối để phát triển” thu hút hơn 200 doanh nghiệp tham gia

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam VIMEXPO 2022 khai mạc ngày 16/11 với chủ đề “Kết nối để phát triển” thu hút hơn 200 doanh nghiệp tham gia

Vậy nhưng, các sản phẩm thép cao cấp cần được cung cấp cho ô tô và máy móc,… lại ở trong tình hình tăng trưởng không được nhanh như so với kỳ vọng. Để có thể cung cấp nguyên liệu thép chất lượng cao trong các lĩnh vực như ô tô và máy móc,… Chính phủ Việt Nam cần có sự quan tâm đặc biệt để thúc đẩy ngành công nghiệp phụ tùng.

Một vấn đề nữa được ông Yoon Chang Woo đặt ra đó là sự dịch chuyển từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ kỹ thuật tiến vào Việt Nam.

Trên thực tế, những doanh nghiệp Hàn Quốc như Samsung Electronics, LG Electronics,… đều đã hội tụ xúc tiến vào Việt Nam. Đây đều là những doanh nghiệp từ những ngành công nghệ thâm dụng kỹ thuật chuyên sâu. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể cung cấp các bộ phận linh kiện chất lượng cao nhất cho Samsung Electronics hay LG Electronics, do đó, tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết các bộ phận này vẫn đang nhập từ Hàn Quốc và sử dụng.

Nếu muốn thu hút FDI trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến và cao cấp nhất, ông Yoon cho rằng, Việt Nam cần có kế hoạch cụ thể để xây dựng và nuôi dưỡng hệ sinh thái công nghiệp phụ tùng, kèm theo đó là sự hỗ trợ về chính sách đi kèm.

Những vấn đề như việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp đã đầu tư vào cũng đang được thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật chỉ có thể trở nên khả thi khi các doanh nghiệp Việt Nam có đủ yếu tố năng lực. Theo tin tức gần đây, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ đang gia tăng xuất tiến vào Việt Nam, và Apple - một doanh nghiệp toàn cầu, cũng đã quyết định tiến hành sản xuất sản phẩm tại Việt Nam. Ông Yoon Chang Woo cho hay, Việt Nam nên nhanh chóng tận dụng những cơ hội như thế này.

Đẩy mạnh hỗ trợ, tăng cường kết nối

Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các doanh nghiệp FDI có xu hướng dịch chuyển vốn và công nghệ sản xuất sang các nền kinh tế mới nổi và ổn định như Việt Nam. Để nắm bắt được cơ hội này, Việt Nam cần khắc phục các khó khăn từ: chính sách chậm; chưa theo kịp xu thế công nghệ; thiếu nguồn lực về lao động lành nghề;...

Mặt khác, các chuyên gia cũng nhận định, trong bối cảnh hiện tại, mức độ sẵn sàng và tiếp cận của phần lớn các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ đối với sản xuất thông minh nhìn chung còn chưa cao. Quá trình chuyển đổi này là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, yếu cả về nguồn lực tài chính và nhân lực. Do đó, rất cần có giải pháp về tài chính, nguồn nhân lực và cả sự hỗ trợ về thể chế cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh những mặt hạn chế, bức tranh ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có những bước khởi sắc khi các doanh nghiệp thuần Việt đã và đang nỗ lực để trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc tham gia hội chợ là cơ hội để chúng tôi quáng bá sản phẩm của chúng tôi đến khách hàng cũng như thị trường nói chung, qua đó chúng tôi có cơ hội quảng bá và bán được nhiều sản phẩm hơn tới thị trường. Ông Nguyễn Văn Phong – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Intech - chia sẻ, việc tham gia các triển lãm, hội chợ là cơ hội để chúng tôi quáng bá sản phẩm đến khách hàng cũng như thị trường. Qua mỗi lần tham gia này, khách hàng biết đến sản phẩm của chúng tôi nhiều hơn và doanh nghiệp có được cơ hội làm ăn rộng mở hơn.

Ông Nguyễn Văn Phong – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Intech – chia sẻ, lợi thế cạnh tranh đó là chất lượng, dịch vụ cùng với giá thành, chúng tôi tự tin có thể mở rộng thị trường không chỉ ở trong nước mà còn trên thị trường thế giới.

“So với sản phẩm cùng loại, năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp được minh chứng bằng sự lựa chọn của khách hàng. Đó là chúng tôi đã xuất khẩu thành công sản phẩm con lăn sang thị trường Nhật Bản. Để xuất khẩu sang thị trường này không phải là vấn đề đơn giản, bởi đây là thị trường đòi hỏi rất khắt khe. Mặt khác, bên cạnh chúng ta là gã khổng lồ Trung Quốc họ rất có lợi thế về giá cả, điều này chứng minh rằng sản phẩm intech đã được thừa nhận”, ông Phong cho hay.

Cũng theo ông Phong, thời điểm này các chính sách của nhà nước đang rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đây cũng là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp các sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt hơn với sản phẩm của đất nước khác.

Đứng ở góc độ xúc tiến thương mại, kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, ông Hoàng Hữu Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Intech - cho biết, các hoạt động này đã giúp tăng cường quảng bá, kết nối các doanh nghiệp với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn.

Đồng thời, ông Hoàng Hữu Thắng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tổ chức những cuộc triển lãm giao thương, kết nối, với sức lan tỏa lớn hơn nữa trong cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và cả cộng đồng doanh nghiệp thế giới, để đưa Việt Nam trở thành một nơi giao thương phát triển và thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các chuyên gia cũng nhận định, khi các rào cản từ đại dịch Covid-19 dần được xóa bỏ và nhu cầu giao thương, phục hồi sản xuất ngày càng gia tăng thì cần có những giải pháp thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, gặp gỡ các đối tác tiềm năng đến từ khắp nơi trên thế giới.

Triển lãm VIMEXPO 2022; Hội chợ quốc tế sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022; Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2022 và hàng loạt các hội chợ chuyên ngành khác đã, đang và sẽ là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia; tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan, tổ chức, các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo; giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, công nghệ và cơ hội đầu tư. Từ đó, giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan