CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
(KTSG Online) – Qua các con số công bố lợi nhuận quí 3 của các ngân hàng, hiện tượng thua lỗ hay sụt giảm lợi nhuận chỉ mang tính đơn lẻ, “mẫu số chung” cho thấy sự tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Trong bài ghi nhận tựa đề Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quí 3 vẫn sáng của Thụy Lê trên KTSG phát hành sáng mai (27-10), dù tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quí 3 đã chậm lại, nhưng so với cùng kỳ năm 2021, quy mô dư nợ của nhiều ngân hàng đã lớn hơn đáng kể và các ngân hàng đang hưởng quả ngọt từ xu hướng này.
Nhiều đề tài kinh tế – xã hội thời sự khác được đề cập trên số báo này:
Cần cơ chế quản trị đầu tư công linh hoạt hơn (mục Ý kiến): Kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng “thần kỳ” trong chín tháng đầu năm nay, lên đến 13,67%. Tuy nhiên, đằng sau đó còn những con số khác không phải không đáng lo ngại.
Niềm vui và nỗi lo âu (An Nhiên): Niềm vui tăng trưởng có thể đạt 8% năm nay đang xen lẫn với nỗi lo về chất lượng và sự bền vững của nền kinh tế cùng một tương lai đầy bất trắc của kinh tế thế giới.
Từ việc doanh nghiệp xăng dầu mong nới room tín dụng (Khánh Nguyên): Bơm vốn vào doanh nghiệp yếu kém không khác chuyện “đau bụng uống nhân sâm”. Bản thân doanh nghiệp cần ý thức rõ hạn mức tín dụng không hẳn là rào cản cũng chẳng thể là cây đũa thần.
Tăng lương: nên ưu tiên hơn cho ngành y tế, giáo dục (Thanh Đào): Bộ Nội vụ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Theo bộ này, sự điều chỉnh này sẽ tạo ra động lực mới, giảm hiện trạng công chức, viên chức thôi việc.
Khái niệm sở hữu tài sản và sở hữu nhà chung cư có thời hạn (LS. Nguyễn Tiến Lập): Việc dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi bổ sung quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn gắn với thời hạn sử dụng không đơn giản là sự đánh đồng về khái niệm giữa “sở hữu”, “sử dụng” hay “tuổi thọ” công trình nhà ở, mà nghiêm trọng hơn, đó là sự đảo lộn chế định sở hữu tài sản của pháp luật dân sự.
Kiểm soát lạm phát: bối cảnh giờ đã khác (TS. Võ Đình Trí): Trong khi lạm phát ở nhiều nền kinh tế đã tăng theo bối cảnh chung thì Việt Nam vẫn cố gắng duy trì quanh mục tiêu 4%. Kiểm soát lạm phát nên nhìn trong một tổng thể kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng và có đủ điều kiện chống lại các cú sốc lớn.
Tỷ giá và sự lưu chuyển dòng vốn ngoại (Ngọc Phan): Tỷ giá tăng mà đi kèm với lãi suất danh nghĩa tăng thì không nhất thiết dẫn đến sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài.
Đến lúc phát triển các quỹ đầu tư bất động sản? (Lão Trịnh): Thị trường bắt đầu xuất hiện một kênh huy động vốn mới là “góp vốn mua chung bất động sản”, theo đó, các nhà đầu tư chỉ cần những khoản tiền nhỏ là có thể góp vốn đầu tư vào các bất động sản lớn.
Bước lùi của VN-Index! (Thanh Thủy): Những khó khăn hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ đến từ xu hướng tăng lãi suất của Fed mà còn từ những thách thức trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong nước.
Chứng khoán đối mặt rủi ro tháo hàng (Triêu Dương): Chuỗi phục hồi ngắn ngủi vào giữa tháng 10 vừa qua cho thấy thị trường chứng khoán không có yếu tố bền vững.
Làm gì trước các “cú sốc” gần đây của thị trường trái phiếu doanh nghiệp? (Đăng Linh): Sau dư âm vụ án Tân Hoàng Minh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục đón “cú sốc” mới từ Vạn Thịnh Phát.
Bánh tráng: từ quà dân dã đến “đại sứ ẩm thực” (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Món bánh tráng của Việt Nam đã đường hoàng lên bàn tiệc sang trọng ở những nơi phồn hoa đô hội, đặc biệt, đã góp mặt trong món nem rán (chả giò) – đại sứ ẩm thực của Việt Nam.
Đấu trường sở hữu trí tuệ quốc tế: cuộc chiến ở rừng xanh (Lê Vũ Vân Anh – Nguyễn Ngọc Trâm): Trong cuộc chiến sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp Việt Nam nên học cách sử dụng một loại vũ khí có giá trị toàn cầu, được gọi tên “pháp luật”.
Doanh nghiệp ở nước ngoài sử dụng lao động tại Việt Nam: Các vấn đề pháp lý cần nắm (Lê Thị Minh Thư): Doanh nghiệp ở nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam nhưng lại tuyển dụng người lao động ở Việt Nam làm việc cho họ. Tình huống này đặt ra một loạt vấn đề về tuân thủ pháp luật lao động tại Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cũng như các rủi ro pháp lý mà người sử dụng lao động có thể gặp.
Doanh nghiệp ICT: số lượng tăng nhưng chưa thể lạc quan (Tân An): Tính đến quí 3 năm nay, Việt Nam đã có khoảng 68.800 doanh nghiệp công nghệ số (ICT). Tuy nhiên, nội lực ngành thì chưa đủ để lạc quan.
Bỏ sổ hộ khẩu giấy cần quy trình đồng bộ và đi trước (Song Nghi): Bỏ sổ hộ khẩu giấy mà cơ sở dữ liệu chưa liên thông, chưa có các quy định đồng bộ trước khi thực hiện thì người dân vẫn bị làm khó.
Giáo dục “làm dâu trăm họ”: sao cho tròn vai? (TS. Nguyễn Hoàng Chương): Đích đến cũng như hành trình đối với sứ mạng trồng người như điều tuyệt đối trong thế giới tương đối: lương sư hưng quốc.
Bớt lửa (Khánh Hưng): “Cơm sôi bớt lửa” không chỉ là kinh nghiệm nấu nướng theo nghĩa đen, mà ở tầng nghĩa bóng, nó cung cấp một kinh nghiệm áp dụng trong nhiều tình huống ứng xử, trong giáo dục cũng không ngoại lệ.
Thế nào là trẻ ngoan, trẻ chưa ngoan? (Nguyễn Minh Thanh): Một đứa trẻ ngoan hay không ngoan lại còn tùy thuộc vào góc nhìn và sự hiểu biết của người lớn.
Ed Sheeran phải hầu tòa trong vụ kiện vi phạm bản quyền mới nhất (Nguyễn Ngọc Trâm): Các vụ kiện về bản quyền âm nhạc trên thế giới có thể được xem là một loại tài liệu tham khảo hay một loại “án lệ” không chính thức cho ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam.
Đất dậy “sóng” và lòng người tha hóa (Xuân Huy): Trước sự dậy sóng hiện nay của đất đai, đến người tỉnh táo cũng thấy dao động, rằng thực trạng dễ dàng “trúng đất” khiến nhân cách con người tha hóa.
Được và mất khi trở thành di sản (TS. Nguyễn Minh Hòa): Di sản, di tích là của dân, không nên coi là độc quyền của một cơ quan nào đó. Chính người dân mới phát huy hiệu quả giá trị di sản.
Sách Thành phố những lục địa bay: Đà Lạt qua “tấm gương soi” (Huỳnh Trọng Khang): Đôi khi một xứ sở chọn lấy cho mình những nghệ sĩ để bằng nghệ thuật của họ lưu giữ ký ức về xứ sở đó. Theo nhà văn Nhật Chiêu, với cuốn “Thành phố những lục địa bay”, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã thành tựu một cõi riêng.
Thời điểm chưa chín muồi để phát triển cảng Trần Đề (Đặng Dương): Cho dù việc phát triển cảng Trần Đề nhận được sự đồng thuận từ Bộ Giao thông Vận tải và các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, việc triển khai vẫn mang đến nhiều sự quan ngại.
Trở ngại kinh doanh mới (Huỳnh Thiên Tứ): Quy định về trách nhiệm kết nối kỹ thuật của chủ quản hệ thống thông tin (trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi) chồng chéo với các luật hiện hành, can thiệp sâu vào hoạt động và làm tăng chi phí doanh nghiệp.
Nếu chỉ có tư duy chiến lược thì khó mong tới đích (Lê Hoài Ân – Tô Đình Nghị – Phạm Duy Thái): Ý tưởng là điểm khởi đầu, chính năng lực triển khai mới là yếu tố quyết định thành công.
Cuộc đua thị trường… “bẫy” khí carbon bắt đầu sôi động (Ricky Hồ): Công suất thu giữ, sử dụng và lưu trữ khí carbon trên toàn cầu đã đạt 905 triệu tấn mỗi năm.
Giá bất động sản toàn cầu đang trên đà lao dốc (Lạc Diệp): Giá nhà tại nhiều nước trên thế giới đã chững lại, thậm chí giảm sâu, do tác động từ lãi suất tăng.
Giới đầu tư kỳ vọng vào tân Thủ tướng Anh (Song Thanh): Nền kinh tế trên đà suy thoái, lạm phát cao, khủng hoảng năng lượng cùng một thị trường tài chính bất ổn là những thách thức lớn đối với chính quyền của tân Thủ tướng Anh – Rishi Sunak.
Thịt giả chóng… xẹp! (Nguyễn Vũ): Giá cổ phiếu của Beyond Meat – hãng làm thịt giả từ nguồn gốc thực vật, sau mấy tháng như pháo thăng thiên, nay đã xẹp xuống. Đây là bài học điển hình cho việc dựa vào quảng bá quá mức làm động lực tăng trưởng.
Băng tan, nước biển dâng? (Thư Kỳ): Đọc tin tức trên báo, rất dễ hiểu nhầm các tảng băng khổng lồ ở Nam cực đang tan chảy làm nước biển dâng cao, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu. Vấn đề không đơn giản như vậy…
Mời bạn đọc đón xem!