CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Sản xuất công nghiệp và chuyển đổi số - Con đường thịnh vượng và bền vững của Việt Nam và ASEAN

Invest Global 11:31 12/11/2020

Hợp tác ASEAN có ý nghĩa gì với phát triển kinh tế Việt Nam

Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC.

 

Chúng ta đang sống trong thời đại thay đổi, thời gian qua sự phát triển của cách mạng 4.0 chuyển đổi số, đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt khu vực, thay đổi cách ta làm việc và sinh hoạt rõ ràng đem lại cả thách thức và cơ hội.

Nhìn lại 40 năm đổi mới, trong chính sách đối ngoại ngoại giao của Việt Nam, có lẽ một trong những thay đổi quan trọng nhất là thay đổi cách thức ta nhìn nhận thế giới toàn diện. Sự gia nhập ASEAN làm ta thay đổi nhận thức, nhìn nhận thế giới ngày nay đa dạng hơn, toàn diện hơn. Ta ghi nhận tại sao ASEAN lại quan trọng vậy, tại sao chúng ta có vị thế quan trọng vậy trong ASEAN.


Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 - Ảnh: Chu Xuân Khoa

Hiện nay chúng ta là chủ thể của các vấn đề kinh tế - an ninh, là chủ thể ASEAN, là uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vai trò của Việt Nam là rất quan trọng.

Tôi chia sẻ thêm có ba vấn đề hôm nay: Thứ nhất, tại sao ASEAN quan trọng với Việt Nam như vậy. Thứ hai là hợp tác ASEAN có ý nghĩa gì với phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba, trong hợp tác với ASEAN, doanh nghiệp bao giờ cũng có ba khối rất cụ thể. Trong đó, không thể không kể đến doanh nghiệp sản xuất hàng hoá. Như vậy, khối doanh nghiệp đầu tiên là sản xuất và công nghiệp. Khi có hàng hoá thì thương mại, trong nền kinh tế thị trường chúng ta không thể chuyển tiền thành tiền mà chuyển tiền thành hàng rồi mới chuyển thành tiền.

Trong chính sách đối ngoại kinh tế Việt Nam, có nhiều lý do để phát triển hợp tác với ASEAN. ASEAN là khu vực rộng lớn, dân số lớn 650 triệu dân. Đây là thị trường quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu 65 tỷ USD. Hầu hết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chuỗi giá trị gia tăng không phải chỉ hướng đến thị trường nội địa mà còn hướng tới cả khu vực ASEAN.

Ngoài ra, khu vực ASEAN nằm trong mỏ dầu khí quan trọng nhất nhì thế giới, bao gồm cả biển Đông. Không những thế, đây còn là một vị trí vô cùng quan trọng với hệ thống giao thông vận tải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Đặc biệt, trong bản đồ của ASEAN, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển. Trong đó, 45% phải đi qua biển Đông.

Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta đang ở vị thế kinh tế thương mại với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ASEAN đang có vai trò rất tốt.

ASEAN có vai trò quan trọng trong quan hệ đa phương với Việt Nam. RCEP là hiệp định lớn với các nước trong khu vực vì là thị trường tự do lớn nhất thế giới, chiếm 1/2 dân số thế giới. ASEAN thúc đẩy kết nối các nước thế giới, hợp tác về thương mại, ngân hàng, tài chính và đặc biệt là công nghiệp. Trong mọi nền kinh tế, sản xuất hàng hoá vẫn là cốt lõi của nền kinh tế.

ASEAN đã đặt ra 12 ngành ưu tiên hợp tác như hàng không, gỗ, năng lượng, dầu khí, thuỷ sản, logistics,…

Các nước ASEAN thành lập cơ chế hợp tác sản xuất công nghiệp. VCCI sẽ thúc đẩy hợp tác hơn nữa hợp tác lĩnh vực công nghiệp trong khu vực.

Liên kết hữu cơ giữa ngành sản xuất công nghiệp với chuyển đổi số vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. ASEAN phát triển bền vững thì phải tận dụng chuyển đổi số, gắn kết doanh nghiệp, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất.

Việt Nam cần phải tận dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp Việt phải tiên phong nắm lấy công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị. Chính những doanh nghiệp đi đầu này về sau sẽ chia sẻ lại những doanh nghiệp chậm hơn.

Để thành công, các nhà máy, doanh nghiệp phải tận dụng những giải pháp công nghệ, sáng kiến mới giải quyết vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp.

Các nhà hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn để quy tụ các doanh nghiệp, hợp tác với các hãng công nghệ lớn nhất để làm động lực tăng trưởng.

Có bốn chính sách nòng cốt của các nước ASEAN:

Thứ nhất, là đặt ra một tiêu chuẩn, có dữ liệu kinh tế chung trong khối ASEAN.

Thứ hai, đào tạo kỹ năng cho lao động thích nghi với hội nhập khu vực, đặt con người lên hàng đầu.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và phát triển kinh tế, tập trung ứng dụng robot, tự động hoá, AI, ngân hàng thì ứng dụng fintech, thanh toán điện tử chung trong ASEAN rất quan trọng.

Thứ 4 là an ninh mạng, trong doanh nghiệp công nghệ, đề phòng cạnh tranh, xung khắc lợi ích, thu thuế…

Chuyển đổi số giúp ASEAN phát triển bền vững. Theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD. Rõ ràng sản xuất công nghiệp kết hợp.

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan