CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Điều kiện để có được Giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Invest Global 15:48 06/07/2020

Điều kiện để có được Giấy phép đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

– Đầu tư những lĩnh vực ngành nghề không nằm trong danh sách Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã;

Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; Kinh doanh pháo nổ.

– Nếu dự án đầu tư thuộc các trường hợp lĩnh vực đặc biệt như: Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài thì thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên, trừ các trường hợp sau đây:

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán.

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác.

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo:
các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông
+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
+ Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác

Đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài

Nếu nhà đầu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã tuân thủ các điều kiện như trên thì cần thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục sau để hạn chế các trường hợp mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến công việc về Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Hồ sơ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; – Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ;

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu muốn thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thêm những công việc sau đây:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Trình tự thực hiện đăng ký doanh nghiệp – thủ tục đầu tư nước ngoài

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở.

– Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

– Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Tài liệu tham khảo:

1. Luật Đầu tư năm 2014

2. Luật Doanh nghiệp 2014

3. Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan