CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
(KTSG Online) - Trong cuộc tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Nga, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn, hai nước cùng trao đổi, thúc đẩy sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm thực hiện tốt hơn các mục tiêu bảo đảm môi trường, giảm phát thải khí carbon, chống biến đổi khí hậu.
Luật Điện lực sửa đổi hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròngNga sẵn sàng hợp tác phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt NamQuang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Baochinhphu.vnChiều 15-1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Boris Yuryevich Titov, Đặc phái viên của Tổng thống Nga về hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, TTXVN đưa tin.
Tại đây, Phó thủ tướng mong muốn hai nước cùng nhau trao đổi, thúc đẩy sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm thực hiện tốt hơn các mục tiêu bảo đảm môi trường, giảm phát thải khí carbon, biến đổi khí hậu.
Với các mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, Việt Nam mong muốn có thể đóng góp nhiều hơn vào những nỗ lực chung nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường và khí hậu.
Theo Phó thủ tướng, Việt Nam còn quan tâm đến nhóm chỉ số về môi trường như rác thải, chất lượng nguồn nước, không khí, rác thải nhựa đại dương… Việt Nam có nhiều kinh nghiệm để triển khai các thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi hậu như phát thải ròng khí nhà kính bằng (Net Zero) vào văn 2050, Sáng kiến về cộng đồng phát thải bằng "0" châu Á (AZEC), Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)… và đang xúc tiến thành lập thị trường carbon trong nước.
Cùng với các sáng kiến đã có, ông cho rằng Nga cần thúc đẩy thành lập quỹ nghiên cứu của BRISC, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tập trung phát triển một số công nghệ cụ thể để thực hiện Net Zero; hình thành các công cụ đo đếm, xác định hạn ngạch phát thải khí carbon của các quốc gia một cách thống nhất trên toàn cầu…
Về phía Nga, ông Boris Yuryevich Titov cho biết, để bảo đảm sự phát triển bền vững, Nga tập trung triển khai các chính sách về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Đặc phái viên của Tổng thống Nga mong muốn Việt Nam cử chuyên gia, nhà khoa học tham gia các nhóm nghiên cứu giải pháp công nghệ xử lý carbon, chuyển đổi xanh, thiết lập khung tiêu chuẩn toàn cầu liên quan đến đo đếm, xác định hạn ngạch phát thải khí carbon; chia sẻ kinh nghiệm thành lập thị trường carbon.
Ngay trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 14 đến 15-1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cũng đã đưa ra những giải pháp như chôn lấp carbon, sử dụng năng lượng hạt nhân kết hợp năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, sản xuất nhiên liệu xanh…