CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

TS. Cấn Văn Lực: Cần thay đổi tư duy cái gì không quản lý được thì cấm

Invest Global 10:55 23/06/2020

Theo ông Cấn Văn Lực, bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh những thành quả ấn tượng của ngành du lịch, vẫn còn tồn tại một số điểm yếu của du lịch Việt Nam. “Tôi nhấn mạnh tồn tại trong du lịch Việt Nam, đó là chưa có sản phẩm dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí đa dạng phong phú”.

Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Việt Nam được xếp hạng 6/10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới (theo Tổ chức du lịch thế giới - UNWTO). Năm 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 768,5 nghìn tỷ đồng (34 tỷ USD) gấp 573 lần năm 1990, gấp 13 lần năm 2008; đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP là 9,2%.

Cùng với đó, đóng góp gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP thông qua tạo việc làm, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Có nghĩa rằng, sự lan tỏa về du lịch tại Việt Nam tăng 1,5 lần. Tuy nhiên, ông Lực đánh giá, so với quốc tế vẫn còn tương đối thấp, do đó cần lan tỏa tốt hơn.

can-van-luc

TS. Cấn Văn Lực. Ảnh: Trọng Hiếu.

Hai là, việc phát triển du lịch, đặc biệt là kinh tế ban đêm sẽ khiến cho hình ảnh Việt nam trở nên hấp dẫn hơn trong cộng đồng đầu tư quốc tế, bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư.

Ba là, sự phát triển của du lịch, đặc biệt là xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe (chiếm 31% lượng khách du lịch toàn cầu đến năm 2030 theo dự báo của UNWTO) góp phần nâng cao các điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.

Bốn là, với sự tham gia, giao lưu của du khách du lịch vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá, văn hóa, vui chơi, giải trí (đặc biệt là xu hướng du lịch trải nghiệm, du lịch bụi - backparking của thế hệ Y, thế hệ Z), sẽ góp phần mang lại những đặc điểm văn hóa mới, sự phát triển văn hóa cộng đồng giữa Việt Nam và thế giới, sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.

Tuy nhiên, theo ông Cấn Văn Lực, bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh những thành quả ấn tượng của ngành du lịch, vẫn còn tồn tại một số điểm yếu của du lịch Việt Nam. “Tôi nhấn mạnh tồn tại trong du lịch Việt Nam, đó là chưa có sản phẩm dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí đa dạng phong phú”, ông Lực nói.

TS. Cấn Văn Lực thông tin, gần đây Chính phủ đã ban hành “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, khẳng định triển vọng và định hướng phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững. Theo đó, Chính phủ nêu rõ 5 quan điểm và cụ thể hóa các quan điểm. Trong đó, quan điểm 5 là quan trọng nhất đó là phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa trên cơ sở đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch.

Ông Cấn Văn Lực cho hay, mục tiêu phát triển du lịch được chia theo 2 giai đoạn: Đến năm 2025, Việt Nam sẽ trở thành Top 3 trong khu vực ASEAN và Top 50 thế giới, đóng góp trực tiếp 12-14%GDP. Đến năm 2030, Việt nam thuộc Top 30 thế giới, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp 15-17%GDP. Theo đó, có 3 giải pháp cần lưu ý, một là đổi mới tư duy du lịch, hai là hoàn thiện thể chế, và thứ 6 là phát triển sản phẩm du lịch.

Ông Lực cho rằng, thứ nhất ở Việt Nam vẫn còn tư duy là cái gì không quản lý được thì cấm, do đó cần phải thay đổi tư duy này.

Hai là, “cần làm rõ nội thảo, phạm vi của vui chơi giải trí có thưởng, có bao gồm casino hay xổ số hay không? Tôi cho rằng vui chơi giải trí có thưởng tại vn cũng như quốc tế là phải gắn với du lịch”. Do đó, theo ông Lực cần có cơ chế chính sách để phát triển vui chơi giải trí có thưởng gắn với du lịch và kinh tế ban đêm.

Ba là, nghiên cứu, xây chiến lược, chính sách phát triển vui chơi có thưởng gắn với du lịch và kinh tế ban đêm một cách bài bản, chuyên nghiệp gắn với cách thức quản lý chặt chẽ trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế như Trung Quốc Singapore, Malaysia.

Bốn là, xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2017 về kinh doanh đặt cược đối với các hoạt động vui chơi giải trí; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật các hoạt động vui chơi có thưởng đảm bảo sự phát triển của các hoạt động vui chơi có thưởng phát triển đúng hướng, góp phần thúc đẩy du lịch, không bị biến tướng, gây rủi ro; Bổ sung trường đua ngựa, đua chó, các khu vui chơi có thưởng… vào quy hoạch của các thành phố/điểm du lịch.

Năm là, cho làm thí điểm, cho làm ở 1 số hoạt động trước như đua ngựa, đua chó, hoặc trước mắt là chọi trâu.

Sáu là, phải có cơ chế, động lực khuyến khích, chẳng hạn ưu đãi về đất đai, thuế.

Bảy là, tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng, an ninh, quản lý. 

Nguồn: nhadautu.vn