CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
(KTSG Online) - Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 53/2024/TT-BGTVT. Trong đó, có quy định chi tiết về việc phân loại các loại phương tiện giao thông đường bộ và đưa ra các dấu hiệu nhận biết đối với xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện với môi trường. Quy định này có hiệu lực từ năm 2025.
Hỗ trợ vốn chuyển đổi sang xe buýt điện, xe năng lượng xanhWB đề xuất lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông chạy bằng điện ở Việt NamXe sử dụng năng lượng sạch sẽ có tem kiểm định màu xanh lá. Ảnh: Đạt ThànhCụ thể, Thông tư đã phân loại xe cơ giới thành các nhóm dựa trên loại năng lượng sử dụng, đồng thời quy định rõ các dấu hiệu nhận biết để phân biệt xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện với môi trường, baochinhphu.vn đưa tin.
Theo đó, xe cơ giới (trừ rơ moóc và sơ mi rơ moóc) được phân loại như sau:
Xe cơ giới chỉ có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc diesel;
Xe cơ giới thân thiện môi trường là xe cơ giới sử dụng năng lượng hoặc công nghệ giúp giảm phát thải các-bon trực tiếp khi vận hành so với xe cơ giới thông thường nêu trên (xe sử dụng nhiên liệu CNG, xe hybrid điện nhẹ MHEV, xe hybrid điện hoàn toàn FHEV hoặc SHEV, xe hybrid nạp điện ngoài PHEV);
Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường là xe cơ giới không phát thải trực tiếp các-bon khi vận hành (xe thuần điện PEV hoặc BEV, xe điện dùng pin nhiên liệu thuần túy PFCEV hoặc FCEV, xe sử dụng nhiên liệu hy-đrô).
Theo quy định mới, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện với môi trường khi tham gia giao thông phải có tem kiểm định nền màu xanh lá cây để dễ dàng phân biệt.
Thông tin chi tiết về mẫu tem kiểm định sẽ được quy định cụ thể trong thông tư sắp ban hành, bao gồm cả quy định về trình tự, thủ tục kiểm định xe, miễn kiểm định lần đầu, cải tạo xe và kiểm định khí thải.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thành phố đã đặt mục tiêu đến năm 2030, có khoảng 70-90% xe buýt sử dụng điện và năng lượng xanh, tăng lên 100% vào năm 2035.
Tại TPHCM, thành phố sẽ ưu tiên chuyển đổi phương tiện xe buýt sang xe điện. Trong giai đoạn chuyển đổi, có thể đầu tư, thay thế xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG trên các tuyến xe buýt hiện hữu. Đến năm 2030, TPHCM đặt mục tiêu 100% xe buýt tại địa phương này sử dụng năng lượng xanh.