CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

“Xưởng công nghệ mới” của thế giới: “Công xưởng số” - tại sao không?

Invest Global 14:50 24/12/2020

Enternews.vn Cơ hội đã hé cửa, song Việt Nam cần phá giải rất nhiều nút thắt mới có thể trở thành trung tâm sản xuất chế biến – chế tạo và hướng vào xuất khẩu, trở thành “công xưởng số” mới.

LTS: Tính chung 10 tháng năm 2020, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ngành chế biến, chế tạo tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến, chế tạo luôn là động lực dẫn dắt tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp và của nền kinh tế.

Lao động trẻ có trình độ cao làm việc trong Nhà máy sản xuất ô tô VinFast

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam tiếp tục là điểm sáng và đóng góp tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh COVID-19 lan rộng khắp toàn cầu năm 2020.

Ngôi sao sáng

Số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết 10 tháng 2020, công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp cho mức tăng chung của ngành công nghiệp với 3,6 điểm phần tẳm. Riêng tháng 10 lên tới 7,4 điểm phần trăm, vượt hơn hẳn các ngành công nghiệp khác.

Trợ cánh cho chế biến chế tạo trở thành ngành công nghiệp sáng giá nhất trong nền kinh tế và các ngành sản xuất công nghiệp nói chung, có cả nội địa lẫn xuất khẩu. Trong đó, GSO cũng cho biết các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là nhóm hàng đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của tháng 10/2020 với kim ngạch đạt 22,53 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Trở lại với bối cảnh COVID-19 đang hạn chế cầu tiêu dùng cũng như chuỗi cung ứng – giao thương ở mọi quốc gia, đặc biệt với cả các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam; thì sự tăng trưởng của ngành chế biến – chế tạo, có một phần phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ quốc gia – đối với Việt Nam là vô cùng quý giá. Và nó cũng cho thấy một hướng đi để Việt Nam có thể “lách” qua những khe cửa hẹp của xu thế tái cơ cấu, định vị lại chuỗi cung ứng toàn cầu phù hợp với một thế giới bình thường mới nay mai; cũng như với kỷ nguyên số hóa.

Lót ổ và xây tổ

TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Fulbright khẳng định đó là cơ hội để trở thành trung tâm sản xuất chế biến – chế tạo và phục vụ xuất khẩu.

Và vấn đề của chúng ta lúc này là tiếp tục trên con đường ray, trở thành công xưởng gia công khổng lồ san sẻ một phần “nhiệm vụ” chế biến chế tạo từ Trung Quốc; hoặc, định vị một công xưởng, một trung tâm khác hơn?

Không phải đến bây giờ Việt Nam mới có cơ hội trở thành công xưởng. 5 năm trước, Kinh tế gia của Tập đoàn hàng đầu Malaysia Maybank Kim Eng từng nhận định Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của cơ hội đó. Tuy nhiên nếu chúng ta tiếp tục sử dụng chiến lược lao động giá rẻ, ưu đãi FDI mọi giá, trở thành nhà “gia công một khúc” trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ tiêu dùng đến mọi lĩnh vực khác hay từ sự tăng tốc giá trị, tăng trưởng và đóng góp cho kim ngạch cao của các mặt hàng cao, tất thảy đều phụ thuộc vào lựa chọn của chính chúng ta…

Sự mở rộng của Vingroup trên hành trình trở thành chuỗi sản xuất thiết bị số mang thương hiệu VinSmart là những điển hình của tăng trưởng thần tốc đã cho thấy việc lựa chọn vị thế đến chọn sản phẩm, mặt hàng chiến lược để đầu tư công nghệ chế biến chế tạo là quan trọng bậc nhất. 

Sự gia nhập của Samsung ngày càng sâu tại “cứ điểm” Việt Nam, sự mở rộng của Vingroup trên hành trình trở thành chuỗi sản xuất thiết bị số cho các Tập đoàn đa quốc gia đến sản phẩm đầu cuối mang thương hiệu VinFast, VinSmart… những điển hình của tăng trưởng thần tốc đã cho thấy việc lựa chọn vị thế đến chọn sản phẩm, mặt hàng chiến lược để đầu tư công nghệ chế biến chế tạo là quan trọng bậc nhất. Và dù ta chọn thứ mà thế giới hôm nay hay chuỗi cung ứng ngày mai rất cần, việc chọn tăng hàm lượng công nghệ số, chọn sản phẩm tạo giá trị gia tăng, trên cơ đó, các nút thắt đào tạo nhân lực, sẵn sàng hạ tầng, ứng dụng số hóa, và kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng… là con đường duy nhất. Trong chiến lược chung, lại cần cả các kế hoạch lót ổ lẫn vừa xây tổ.

Một khi Việt Nam thực sự trở thành trung tâm chế biến chế tạo mới có có cả các doanh nghiệp “đại bàng” cộng hưởng sự chủ động tự cường của các “chim sẻ”, không phụ thuộc ai, thì đường dài công nghệ công xưởng công nghệ số của Việt Nam cũng sẽ ngắn lại.

Ông Nguyễn Xuân Thành, thành viên Tổ tư vấn  kinh tế của Thủ tướng,
giảng viên Trường Fulbright:

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp chế biến – chế tạo hướng vào xuất khẩu nhưng để thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều quan trọng nhất là các nhà hoạch định chính sách phải giải được nút thắt về cơ sở hạ tầng; đào tạo nghề và giáo dục đại học; hệ thống doanh nghiệp phụ trợ và cung ứng nội địa. Ngoài ra, những điểm nghẽn về thể chế cần được khơi thông, trong đó quan trọng nhất là sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh và đầu tư.

 

Đánh giá của bạn:
 

Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Xưởng công nghệ mới” của thế giới: “Công xưởng số” - tại sao không? tại chuyên mục Diễn đàn kinh tế của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: (024) 3.5771239,

Ý kiến chuyên gia