CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi năm 2022, do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều 12/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết đầu tư, ghi nhớ đầu tư, khẳng định uy tín, nói đi đôi với làm.
"Việc vận hành SAP Ariba là một trong những dự án trọng điểm trong chiến lược số hóa giai đoạn 2021 – 2026 của Tân Hiệp Phát để nâng cao năng lực tổ chức từ công nghệ đến con người, vươn xa hơn ra quốc tế và đạt mục tiêu doanh thu 1 tỷ đô la trong thời gian tới”. Ông Trần Quí Thanh, nhà sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết trong buổi chính thức áp dụng nền tảng SAP Ariba ngày 7/4/2022.
Hết quý I/2022, tình hình phân bổ, triển khai kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 của các bộ, ngành, địa phương đã đạt 90% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, vẫn có những đơn vị có tỷ lệ phân bổ thấp, chưa tới 10%.
Chính sách thu hút đầu tư thì “rất ổn”, nhưng khi triển khai vào thực tế thì gặp nhiều vướng mắc. Chưa kể, chức năng, nhiệm vụ của bộ ngành, địa phương thiếu rõ ràng, không thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới giảm mạnh, nhưng vốn FDI tăng thêm, vốn góp, mua cổ phần và vốn giải ngân trong 3 tháng đầu năm tăng mạnh. Đặc biệt, vốn FDI giải ngân đạt 4,42 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm gần đây, chứng tỏ Việt Nam đang rất hiệu quả trong việc "giữ chân" nhà đầu tư ngoại.
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nghệ An được kỳ vọng sẽ khởi sắc nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.
Xác định giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19, ngay từ đầu năm 2022, các địa phương thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm kết nối, có tác động liên vùng.
Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ vị trí chiến lược và lợi thế về vận tải hàng hải, cùng chi phí lao động và sản xuất cạnh tranh.
Với 1.561 dự án đầu tư có tổng số vốn đăng ký trên 10 tỷ USD, hiện Trung Quốc là nước đứng đầu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Bình Dương.
Trước thông tin Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khuyến nghị các nhà đầu tư bình tĩnh, phân tích nhìn nhận đầy đủ các yếu tố vĩ mô và hoạt động thực tế của các doanh nghiệp để cẩn trọng đầu tư.
Có 228 lượt dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký điều chỉnh vốn vào Việt Nam trong quý I/2022, với tổng vốn tăng thêm đạt 4,06 tỷ USD, tăng 93,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh vào sáng 25/3, các nhà đầu tư đã đánh giá Quảng Bình là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư.
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào các lĩnh vực cơ khí ô tô, công nghệ điện tử, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao... chiều ngày 24/3, UBND Bình Dương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Tổng công ty Becamex IDC và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Đức vào Bình Dương với chủ đề “Hậu Covid – Doanh nghiệp trong trạng thái Bình thường mới – Tiềm năng đầu tư và kinh doanh tại tỉnh Bình Dương”.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức động thổ Gói thầu RAI/CP26 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ Cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 trị giá 440 tỷ đồng.
Nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư lớn của Việt Nam tại Lào, đồng thời xúc tiến một số dự án hợp tác đầu tư mới, mang tính chiến lược trong thời gian tới, ngày 21/3, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã diễn ra tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Lào.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thu hút được 376 dự án đầu tư của kiều bào theo hình thức đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đạt 1,72 tỷ USD, các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhưng nhiều doanh nhân kiều bào cho biết, họ gặp trở ngại khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư về nước, từ đó mong muốn cơ quan chức năng Việt Nam thành lập một trung tâm đứng ra “gỡ rối”, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp châu Âu đã đưa ra những tín hiệu lạc quan với môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, thể hiện qua Chỉ số Môi trường kinh doanh của EuroCham (BCI) đã tăng 42 điểm lên 61 điểm vào tháng 1/2022. Tuy nhiên, để thực sự hấp dẫn được dòng vốn từ châu Âu, môi trường đầu tư Việt Nam vẫn còn những “điểm nghẽn” rất cần tháo gỡ.
Hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, có tỉnh ổn định cao đối với một số vấn đề sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển.
Không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây còn hướng vào thị trường bán lẻ.