CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Đây chủ yếu là những mã cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát như AST, BCE, CIG, DLG, DXV, FDC, HAI, HVN, HU1, HU3, ITA, JVC, MCG, OGC, NVT, PTL, RDP, SCD, SII, SJD, TCR, TNI, TTF, VDS,...
HoSE cắt margin với 74 mã chứng khoán trong quý II/2023. (Ảnh: Int)
Trong đó, cổ phiếu HVN (Vietnam Airlines) trong diện kiểm soát của HoSE cũng không thể giao dịch ký quỹ. Cổ phiếu HAG (Hoàng Anh Gia Lai) và HNG (HAGL Agrico) đều tiếp tục bị cắt margin quý II do trong diện cảnh báo của HoSE.
Nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh trong năm 2022 đi xuống cũng khiến cổ phiếu bị cắt margin trong quý II, có thể kể tới như NKG, POM, PTC, PVD, SMC, SVD, TSC, HAR,… Nguyên nhân đều do lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ/lợi nhuận sau thuế trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng năm 2022 hoặc trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 là con số âm.
Ngoài ra, trong danh sách 74 mã cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ quý II còn một số mã có thời gian niêm yết dưới 6 tháng nên chưa thể tham gia giao dịch margin như ACG, hay chứng chỉ quỹ FUEVTVGF4 của Quỹ đầu tư tăng trưởng Thiên Việt 4, Chứng chỉ quỹ ETF Kim Growth VNFINSELECT (FUEKIVFS).
Bên cạnh đó, một loạt chứng chỉ quỹ bị cắt margin do giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 3 tháng liên tiếp (FUEKIV30, FUEIP100, FUEDCMID, FUCVREIT, FUCTVGF3).
Một số nguyên nhân dẫn đến việc cắt margin còn là việc BCTC kiểm toán năm 2022 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán (SJF, LGL) hay công ty chậm công bố BCTC 2022 đã soát xét 5 ngày kể từ ngày hết hạn (LHG, AMD).
Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 74 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.
C.Giang