CỔNG THÔNG TIN VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Kiến tạo lại Khu công nghiệp

Invest Global 10:19 22/09/2021

"Từ năm 2018, Nghị định 82 đã nêu rõ đến nay Việt Nam có ba loại hình khu công nghiệp cơ bản đó là: khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp đô thị dịch vụ và khu công nghiệp sinh thái. Trên thực tế, chúng ta có hai mô hình đầu tư vào khu công nghiệp. Thứ nhất là đầu tư hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các nhà đầu tư vào thuê đất tổ chức sản xuất kinh doanh. Thứ hai là mô hình được đầu tư đồng bộ thành một khu công nghiệp. Về cơ bản, các khu công nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn vẫn phát triển theo hướng đa ngành, thiên về tạo ra quỹ đất để kêu gọi các doanh nghiệp thuê sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình phối hợp rà soát, điều chỉnh Nghị định 82, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cân nhắc vấn đề này, làm rõ hơn một số loại hình khu công nghiệp. Trong đó, dự thảo quy định mới thay thế Nghị định 82 đã đề cập đến một số mô hình khu công nghiệp mới xuất hiện như các khu công nghiệp chuyên sâu, chuyên ngành…

Liên quan đến các xu hướng mới của các khu công nghiệp, tôi cho rằng đó chính là những nhu cầu của doanh nghiệp. Trước hết phải xác định được nhu cầu chứ không thể làm sẵn để chờ đợi, thụ động.

Sau khi nghe các diễn giả thảo luận, tôi nhất trí với ý kiến và có ba đề xuất tiếp cận từ phía Bộ Xây dựng.

Thứ nhất, đề xuất tiếp tục rà soát hoàn thiện bổ sung chính sách, văn bản pháp luật đảm bảo gắn đồng bộ quy hoạch phát triển khu công nghiệp gắn với phát triển khu đô thị trong một phương án tổng thể, thống nhất giữa các quy hoạch quốc gia gắn với phát triển kinh tế địa phương.

Thứ hai, rà soát, hoàn thiện bổ sung quy định pháp luật về đầu tư xây dựng khu công nghiệp phù hợp với từng loại hình sản xuất và từng thời kỳ. Nếu quy định về Luật Đầu tư, Luật Đất đai mà còn khó khăn, vướng mắc thì phải điều chỉnh hoàn thiện.

Thứ ba, xây dựng hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn về quy mô, cấu trúc sử dụng đất hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp".

"Đa phần các khu công nghiệp hiện nay đều vận hành theo mô hình truyền thống, tuy nhiên hiện có một số ít chủ đầu tư đã thử nghiệm và thành công với mô hình khu công nghiệp đô thị dịch vụ. Quan điểm của tôi là phát triển khu công nghiệp đô thị dịch vụ quan trọng nhất vẫn là sự gắn kết và tương tác hỗ trợ như thế nào.

Cụ thể ở đây, phần đô thị dịch vụ phải có ảnh hưởng, hỗ trợ, tương tác được cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp hay không? Những chuyên gia, công nhân, người sử dụng dịch vụ trong khu công nghiệp, họ có được hưởng lợi từ những đô thị dịch vụ gắn liền với khu công nghiệp hay không, đó mới chính là phần mà chúng ta cần quan tâm để giải quyết.

Một vấn đề nữa cần được xem là điểm nóng hiện nay đối với các chủ đầu tư hạ tầng: giải phóng mặt bằng. Với quỹ đất rất lớn của khu công nghiệp, chúng tôi bắt buộc phải đền bù theo giai đoạn, cũng như chia nhỏ thành từng phần, nhưng bởi vì hành lang pháp lý cũng như quy trình đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay còn rất nhiều vướng mắc, dẫn đến việc phải kéo dài tiến trình.

Việc kéo dài tiến trình giải phóng mặt bằng và các thủ tục pháp lý để đảm bảo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư là những thách thức và tạo áp lực rất lớn. Điều này trước hết ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạch định kinh doanh của chúng tôi. Thứ hai là giảm những niên hạn còn lại cho nhà đầu tư dẫn đến giảm giá trị của khu công nghiệp. Ba là khiến chúng tôi đánh mất đi rất nhiều thời cơ, đặc biệt trong thời gian vừa qua, dù có nhiều đơn hàng, nhà đầu tư đến nhưng chính vì không thể đảm bảo đúng tiến độ về giải phóng mặt bằng, quỹ đất sạch mà đã đánh mất nhiều cơ hội".


"Tại các khu công nghiệp truyền thống, thông thường chỉ có nhà máy đơn thuần, không có nhà ở, chính sách đó kéo dài từ đầu đến giờ. Trong khi xu hướng phát triển của khu công nghiệp, nhiều nước khác là hỗn hợp, thậm chí kết hợp khu đô thị, nhà ở, phòng khám, nhà trường để có thể phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên khu công nghiệp này. Do đó, theo tôi, Việt Nam nên phát triển khu công nghiệp mô hình mới, không chỉ xây dựng riêng nhà máy mà đi theo dịch vụ để công nhân sinh sống và làm việc tại chỗ.

Đất bây giờ cũng là nguồn lực hạn chế, không phải là tài nguyên mãi mãi. Nhiều nước trên thế giới cho xây dựng nhà máy đa tầng hơn, nhà máy chung cư, 5 tầng, thậm chí 10 tầng để tận dụng, hiệu quả, tiết kiệm đất làm ra nhiều cơ sở sản xuất. Đối với một số lĩnh vực có thể thực hiện 1, 2 tầng thôi nhưng cũng có lĩnh vực áp dụng được đa tầng. Ở Hàn Quốc thậm chí một kho vận, nhà kho không xây một tầng mà 4-5 tầng trở lên để sử dụng tối đa hiệu suất.

Bản quản lý đầu tư các dự án, chính quyền các địa phương cũng như khu công nghiệp nên điều chỉnh lại vấn đề này để áp dụng theo mô hình mà các nước đang phát triển, nước phát triển đã làm. Nếu chỉ là nhà máy đơn thuần thì khó tồn tại bền vững, đặc biệt thời gian chuẩn bị sau Covid. Tôi kỳ vọng Chính phủ Việt Nam, địa phương nghiên cứu để áp dụng thành công".


"Đối với Heesung, chúng tôi quyết định đầu tư vào Khu công nghiệp Tràng Duệ, nơi đã có LG đầu tư để tạo nên một khu tổ hợp tốt tại đây. Điều kiện để chúng tôi có thể đầu tư vào khu công nghiệp trước hết là ở sự quan tâm của Chính phủ cũng như sự tạo điều kiện của chính quyền đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Vấn đề thứ hai là cơ sở hạ tầng dành cho các doanh nghiệp để có thể hoạt động tốt. Hy vọng thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều chính sách tốt hơn để hỗ trợ cho các khu công nghiệp. 

Để phát triển khu công nghiệp, đặc biệt là trước những thay đổi của dịch Covid-19, việc cần làm là phát triển khu công nghiệp thông minh. Từ thực tế là nhiều người không thể gặp nhau do tình hình dịch bệnh, chúng ta cần phát triển mạnh hệ thống online dành cho các cuộc họp, cuộc gặp mặt giữa các thành viên trong công ty.

Vấn đề quan trọng nữa là cán bộ, công nhân viên cần được quan tâm nhiều hơn về sức khỏe, họ cũng cần được trang bị kiến thức tốt hơn để tự chăm sóc sức khỏe của mình. Đối với một khu công nghiệp, việc xây dựng nhà ở, ký túc xá cho cán bộ công nhân viên để họ có thể ở lại, đảm bảo an toàn sức khỏe cũng chính là đảm bảo an toàn sản xuất của công ty".


"Khu công nghiệp, khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam được thành lập Khu công nghiệp Tân Thuận (TP.HCM) năm 1991. Ba năm sau, tức năm 1994, Hải Phòng thành lập Khu công nghiệp Nomura (150 ha) do UBND TP. Hải Phòng liên doanh với đối tác Nhật Bản. Đây cũng là khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc. Sau nhiều năm, chúng ta tư duy phải chuyển sang không chỉ thu hút mà hợp tác đầu tư nước ngoài, hài hoà lợi ích trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Điều tôi muốn nói ở đây là chúng ta kỳ vọng phát triển theo xu hướng chất lượng hơn, khả năng ứng phó với bất thường linh hoạt hơn, bền vững hơn. Đây là xu hướng chung, và xu hướng nào thì cũng cần lực lượng dẫn dắt. Vậy cái gì sẽ dẫn dắt?

Theo tôi, khâu dẫn dắt đầu tiên là quy hoạch. Không quy hoạch độc lập từng thực thể nữa mà phải quy hoạch cả khu, ít nhất là cả thành phố để có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Khâu quy hoạch là vô cùng quan trọng. Quy hoạch tốt thu hút được nhà đầu tư tốt. Quy hoạch là nguồn lực của nguồn lực, quyết định sự thành công của khu công nghiệp.

Thứ hai là phải có chính sách. Thứ ba, cần có doanh nghiệp dẫn dắt xu hướng. Muốn đi theo hướng nào thì ta phải lựa chọn được doanh nghiệp dẫn dắt xu hướng đó để đi. Ví dụ, Hải Phòng có bài học lớn từ thu hút LG vào Khu công nghiệp Tràng Duệ. Bước đầu chúng tôi thu hút LG đầu tư 1,5 tỷ USD vào 2013, 

đến nay tiếp tục thu hút các doanh nghiệp khác của tập đoàn này như LG Display… với số vốn 4,6 tỷ USD.

Đến nay tổng số vốn đầu tư vào khu công nghiệp này đã lên đến khoảng 8,2 tỷ USD và đã hình thành lên một khu công nghiệp chuyên ngành điện tử, mặc dù định hướng quy hoạch là khu công nghiệp tổng hợp.

Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đang soạn thảo trình Thành phố ban hành Nghị quyết mới về phát triển khu cụm công nghiệp từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Với điều kiện của Hải Phòng hiện nay, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể chuyển đổi nhanh theo những xu hướng mới. Đó là hình thành một hệ sinh thái, không chỉ khu công nghiệp mà xung quanh đó là những cụm công nghiệp liên hoàn để hỗ trợ nhau".


"Nếu nhìn vào những năm vừa qua, chúng ta sẽ thấy một kiểu nhà đầu tư hoàn toàn khác đang nhắm vào Việt Nam. Trước đây, có rất nhiều công ty đã chọn Việt Nam vì một lý do duy nhất đó là chi phí lao động và điều này đã thay đổi trong vài năm qua. Bây giờ ngày càng nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao đang đầu tư vào Việt Nam.

Tại Khu công nghiệp DEEP C, chúng tôi rất chú trọng đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế, chúng tôi hiện đang tập trung vào việc lắp thêm nhiều tấm pin mặt trời trên mái nhà xưởng của khách thuê, từ đó tạo ra rất nhiều điện năng cho các hoạt động trong khu công nghiệp".


"Với Nam Cầu Kiền, chúng tôi xây dựng theo tiêu chí khu công nghiệp xanh, điển hình thân thiện với môi trường. Đây cũng là khu công nghiệp thu hút nhiều nhà đầu tư khác nhau bởi họ quan tâm đến yếu tố xanh, phát triển bền vững để sẵn sàng hội nhập, tham gia vào các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như EVFTA, CPTPP.

Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, thành lập đề tài về Nam Cầu Kiền thành hình mẫu khu công nghiệp thân thiện giúp các nhà quản lý hiểu rõ bản chất của khu công nghiệp sinh thái mới ở Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện có nhiều khó khăn mà theo tôi phải giải quyết được trước mắt. Thứ nhất, chúng ta chưa tích hợp giữa các luật với nhau như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, mà khó nhất là Luật Đất đai. Ví dụ, Luật Đầu tư cho phép miễn giảm thuế nhưng Luật Thuế lại không. Hoặc Luật Xây dựng, nếu định dạng khu công nghiệp đô thị, sinh thái nhưng Nghị định 82 lại đưa ra KCN phải có điều kiện hạ tầng tốt, dịch vụ thiết yếu cho người lao động, mà các dịch vụ này lại vi phạm Luật Nhà ở, Luật Xây dựng. Chỗ nào cũng vướng, doanh nghiệp rất là khổ. Vì thế, muốn thu hút được các nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp thì tất cả các Luật phải tích hợp được với nhau. Đặc biệt, như Covid-19 vừa rồi bộc lộ lực lượng lao động, công nhân không có nhà ở thì họ không yên tâm sản xuất, kinh doanh, nguy cơ sau dịch sẽ bị thiếu lao động. Vì thế, đề nghị riêng Bộ Xây dựng cùng các bộ liên quan nghiên cứu lại Luật Xây dựng.

Tiếp nữa, đối với việc Nghị định 82 quy định các tỉnh/thành phố phải lấp đầy khu công nghiệp trên 60% mới được tiếp tục xin dự án khu công nghiệp mới. Nhưng phải hiểu mỗi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng có một cách làm, thu hút khác nhau. Quy định vậy thì ảnh hưởng toàn bộ phát triển hạ tầng, ảnh hưởng đến  thành phố và địa lý nên phải bỏ quy định đó đi. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì chúng ta đã có luật yêu cầu thu hồi rồi".

THEO VNECONOMY

 

 

 

 

 

 

 

 

Thảo luận

Đăng nhập để gửi thảo luận

Tham luận cùng người đăng

Tham luận liên quan